Tổ chức hợp tác, phát triển sinh kế

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 108)

Tuy không phải là mô hình HTX với mục tiêu chính là kinh tế, nhƣng phải nhấn mạnh rằng trong tiềm thức phát triển, ý thức về lợi ích kinh tế mà tổ chức có thể đem lại cho từng thành viên của Chi hội Nghề cá luôn đƣợc hƣớng đến. Ngoài những lợi ích mang tính trung hạn và dài hạn do nguồn lợi thuỷ sản sẽ phục hồi sau một thời gian thực hiện việc quản lý nghề cá tốt, thì những lợi ích kinh tế trƣớc mắt cũng đƣợc quan tâm hàng đầu.

Tiết kiệm chi phí quản lý sản xuất của từng cá nhân, hộ gia đình là điều rất đơn giản, là khi đã có tổ chức và sự sắp xếp chung làm cho chi phí quản lý canh giữ ngƣ cụ nò sáo, sản phẩm lồng nuôi thuỷ sản đã đƣợc giảm thiểu, bằng việc luân phiên nhau trong từng tổ, nhóm sản xuất thuộc Chi hội.

Các dịch vụ cung ứng vật tƣ ngƣ cụ, giống thuỷ sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm... dần đƣợc tổ chức chung nhằm tiết kiệm chi phí dịch vụ cho mọi thành viên trong Chi hội Nghề cá. Tất nhiên, họ tự mình quyết định có sử dụng hay không các dịch vụ chung.

Tƣơng hỗ trong sản xuất thuỷ sản đã đƣợc điều phối trên phƣơng diện rộng lớn hơn, nhƣ việc vần công, đổi công... cho nhau trong Chi hội Nghề cá. Trƣớc đây, các hình thức này chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, bố mẹ, anh chị em, thì nay đã đƣợc mở ra, rộng hơn. Đối với cộng đồng còn nghèo, xã hội "ít tiền mặt" nhƣ ngƣ dân Trung Làng thì việc vần công, đổi công... đã giải quyết phần nào cho việc tổ chức sản xuất của họ thuận lợi hơn.

Quỹ tín dụng luân chuyển cộng đồng cũng đƣợc Chi hội Nghề cá Quảng Thái quản lý, nguồn ngân quỹ này đƣợc hỗ trợ ban đầu bởi dự án "Quản lý nguồn lợi ven biển miền Trung dựa vào cộng đồng", với tổng số tiền là 35 triệu đồng. Chi hội đã chia quỹ này thành 7 phần và giao cho các Đội (Phân hội) quản lý, cho mƣợn quay vòng trong các hội viên Chi hội Nghề cá. Nguồn ngân sách tuy ít nhƣng cũng giúp đỡ đƣợc cho các thành viên ngƣ dân

nghèo lúc cần đầu tƣ sản xuất thuỷ sản, nhƣ mua giống thả hoặc sửa chữa ngƣ cụ... Quỹ này đã đƣợc quản lý tốt và tồn tại cho đến ngày nay. Phí quản lý 1% tháng đƣợc thu lại và sử dụng cho việc hội họp trong từng Phân hội Nghề cá.

Chi hội Nghề cá Quảng Thái cũng đã góp tiếng nói chung trong việc kêu gọi các chƣơng trình, dự án tài trợ cơ sở hạ tầng. Các công trình phúc lợi cộng đồng thôn Trung Làng ngày càng đƣợc cải thiện do đƣợc quan tâm của Nhà nƣớc và các nhà tài trợ khác trong và ngoài nƣớc. Cụ thể: 1.100 mét đƣờng bê tông trong thôn đƣợc đúc mới, 80 nhà vệ sinh gia đình đƣợc hỗ trợ, 1 nhà mẫu giáo đƣợc xây dựng cho con em ngƣ dân học tập và 1 "nhà cộng đồng" làm chỗ hội họp cho ngƣ dân đƣợc đầu tƣ trong giai đoạn từ 2003 - 2006. Cơ sở hạ tầng dần cải thiện cũng góp phần xoá đói giảm nghèo do ngƣời dân đƣợc chăm lo sức khoẻ tốt hơn, đời sống tinh thần nâng cao, chi phí cuộc sống ngày càng rẻ hơn,...

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)