1.2.4.1. Ƣu điểm:
Các nghiên cứu và triển khai mô hình quản lý nghề cá (hoặc một khía cạnh nào đó của nghề cá) dựa vào dân đã mở đƣờng cho việc tiếp cận hƣớng quản lý mới: từ dƣới lên thay vì cứ bảo thủ đƣờng lối quản lý nặng nề từ trên xuống, vốn không hiệu quả và không phù hợp với thực tiễn nghề cá quy mô nhỏ, thiên hình vạn trạng ở các vùng, miền khác nhau trên cả nƣớc.
Thông qua các nghiên cứu, các lý thuyết khác nhau về dựa vào dân trong quản lý nghề cá, quản lý nguồn lợi thuỷ sản từ các nền văn hoá, các học giả Đông - Tây đã du nhập vào Việt Nam, tiếp thêm sức mạnh cho công cuộc đổi mới, phát huy dân chủ cơ sở của Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Một số nghiên cứu thật sự có giá trị làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp
theo. Hà Xuân Thông đã đƣa ra đƣợc những thành tố cơ bản nhất của đồng quản lý: thể chế, tổ chức và luật lệ. Các kết luận về việc xây dựng hệ thống đồng quản lý ở đầm phá Tam Giang của Mai Văn Tài cũng đã gợi mở cho những ngƣời đi sau nắm bắt đƣợc những điều kiện cơ bản, những khó khăn cụ thể cần phải vƣợt qua.
Các mô hình triển khai quản lý nghề cá, quản lý nguồn lợi thuỷ sản dựa vào dân đã bƣớc đầu đạt đƣợc một số thành quả nhất định, có ảnh hƣởng nhất định trong một số vùng, miền của tổ quốc. Với phƣơng pháp tiếp cận từ dƣới lên (bottom-up), phƣơng thức quản lý mới cho thấy triển vọng khắc phục đƣợc hạn chế trong quản lý nghề cá ven bờ, quy mô nhỏ hiện nay. Dự án quản lý nghề cá Hồ chứa ở Đắc Lắc có vẻ đã tiếp cận việc xây dựng một hệ thống, dù rằng các tổ chức ngƣ dân không đồng nhất, một số còn chƣa hoàn chỉnh và gần nhƣ không phát triển thêm về số lƣợng tổ chức sau nhiều năm.
1.2.4.2. Những tồn tại cơ bản:
Hai trạng thái đối ngƣợc ở các nghiên cứu và triển khai. Các mô hình triển khai cụ thể thƣờng thiếu cơ sở lý thuyết hoặc đôi lúc bị áp đặt bởi lý thuyết không phù hợp với ngữ cảnh Việt Nam của các nhà tài trợ nƣớc ngoài, thông qua các chuyên gia từ nƣớc họ. Đa phần các mô hình đƣợc xây dựng rất chi tiết, nắn nót đến mức tô vẽ các kết quả đƣợc nhìn thấy tức thời, phục vụ việc đánh giá lúc kết thúc dự án. Phần lõi của ngƣời dân là lợi ích về lâu dài nhƣ quyền tiếp cận về ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản, xây dựng tổ chức chính thống để tồn tại, duy trì, phát triển... thƣờng bị bỏ mặc ở khâu khuyến nghị, nhƣờng lại cho tƣơng lai. Thực tiễn, vẫn chƣa tồn tại đƣợc một hệ thống quản lý nghề cá, quản lý nguồn lợi thuỷ sản dựa vào dân, với bất kỳ quy mô nào mà phát triển từ các mô hình thí điểm đã triển khai thực hiện vì các mô hình này quá riêng biệt, quá phức tạp, quá tốn kém hoặc có thể đã không đủ tốt để nhân rộng, đại trà.
Hầu hết các mô hình chỉ gói gọn trong điểm thực hiện, thƣờng chỉ ở cấp thôn, cao hơn chỉ đến cấp xã. Việc duy trì chúng sau khi dự án triển khai kết thúc có vẻ đã là việc rất khó khăn. Nguyên nhân chính là do các mô hình này chƣa thuyết phục đƣợc giới quản lý Nhà nƣớc về thuỷ sản cũng nhƣ cộng đồng ngƣ dân các địa phƣơng khác nhau về phƣơng pháp quản lý dựa vào dân. Chắc chắn rằng, việc khởi xƣớng "quản lý nghề cá dựa vào dân" có thể từ nhà khoa học nhƣng giải quyết rốt ráo lại phải từ hệ thống quản lý hiện hành. Có thể, các nhà quản lý thuỷ sản chƣa sẵn sàng để tiếp thu phƣơng pháp mới, nhƣng mặt khác, "sức thuyết phục" của các lý thuyết và mô hình dựa vào dân để quản lý nghề cá hiện nay ở Việt Nam chƣa đạt.
Theo chiều hƣớng ngƣợc lại, các nghiên cứu lý thuyết có xu hƣớng thuần túy, không chú ý đến thực tiễn quản lý nghề cá đang diễn ra hoặc có chú ý nhƣng chƣa thấu đáo, không phù hợp với thể chế của địa phƣơng và quốc gia. Tồn tại về lý luận lớn nhất trong lãnh vực nghiên cứu này có thể kể đến là việc quá sùng ngoại của hầu hết các nhà nghiên cứu trẻ, mà đã xem nhẹ tinh hoa văn hoá truyền thống của Việt Nam. Hầu nhƣ tất cả các nghiên cứu - triển khai đều xem dựa vào dân để quản lý nghề cá là "hàng nhập khẩu" mà không hề nhìn nhận truyền thống phƣơng Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đã có quá trình thực hiện phƣơng pháp quản lý nghề cá quy mô nhỏ dựa vào dân thông qua các tổ chức "vạn chài". Cho dù quản lý nghề cá quy mô nhỏ của xã hội nƣớc ta thời Phong Kiến, thuộc Pháp hoặc ảnh hƣởng Mỹ, có những mục đích khác, nhƣng phƣơng pháp quản lý truyền thống đã có những thể chế dựa vào tổ chức ngƣ dân khá hiệu quả. Có lẽ đây là nhƣợc điểm lớn của quản lý nghề cá Việt Nam nói riêng, các nƣớc Đông Nam Á nói chung so với một số quốc gia phƣơng Đông bản lãnh hơn, nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc...
Mặt nhận thức về "hệ thống đồng quản lý nghề cá" sẽ đƣợc cơ quan bên ngoài11 tài trợ thiết lập là tƣ duy không chính xác. Không phủ nhận vai trò của các cơ quan nghiên cứu và các nhà tài trợ, nhƣng Mai Văn Tài ở đây đã chƣa nhận thức đƣợc động lực to lớn của Nhà nƣớc và các cộng đồng ngƣ dân trong quản lý nguồn lợi thuỷ sản. Các nhà quản lý thuỷ sản luôn có động cơ cải tiến quản lý thuỷ sản ngày một tốt hơn vì đó là nghề nghiệp của họ. Mặt khác, các cộng đồng ngƣ dân cũng có nguyện vọng tham gia cùng quản lý nghề cá với Nhà nƣớc vì sinh kế lâu bền cho mình và con cháu mai sau.
Nƣớc ta, sau hơn 10 năm nghiên cứu - triển khai các mô hình đồng quản lý nghề cá hoặc tƣơng tự, vẫn chƣa có đƣợc cơ sở lý thuyết vững chắc, thống nhất và quan trọng hơn chƣa triển khai mô hình quản lý nghề cá quốc gia thông qua thể chế, chính sách và biện pháp tổ chức thống nhất... Đây là khiếm khuyết lớn nhất, cơ bản nhất vì suy cho cùng, nhƣ nhận xét: "một chính sách, chiến lƣợc hoặc công cụ tốt sẽ không có giá trị nếu không có sự tồn tại của một thể chế (hoặc mạng lƣới các thể chế) với khả năng và cam kết thực hiện nó” [25, tr.4].
1.2.4.3. Hƣớng tập trung nghiên cứu giải quyết:
Mặt lý luận, cần phải phát triển nội lực Việt Nam từ truyền thống và thể chế hiện hành để xây dựng một chiến lƣợc đổi mới quản lý nghề cá dựa vào dân theo phong cách Việt Nam, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá và con ngƣời Việt Nam. Tất nhiên, các tinh hoa kinh nghiệm thế giới cần đƣợc nghiên cứu học hỏi, tiếp thu, áp dụng có chọn lọc. Cốt lõi, lý luận đó phải có sức sống tại các vùng, miền, địa phƣơng cụ thể ở Việt Nam.
Mặt thực tiễn, mô hình nghiên cứu triển khai cần phải súc tích nhƣng đơn giản, dễ dàng phổ biến, nhân rộng trở thành hệ thống tại các địa bàn khác nhau, chí ít trong một hệ sinh thái nhất định, vì quản lý nghề cá phải gắn với hệ thống xã hội và hệ sinh thái tự nhiên nào đó, không thể biệt lập. Điều này
11 Ý của Mai Văn Tài, cơ quan bên ngoài là thành phần thứ 3 trong đồng quản lý, nhƣ Trƣờng Đại học, Viện
đòi hỏi phải nghiên cứu, triển khai: tổ chức ngƣ dân chính thống, thể chế quản lý từ Nhà nƣớc thông qua hệ thống tổ chức ngƣ dân này, các hoạt động thực tiễn và quy định của tự tổ chức ngƣ dân.