Đánh giá khách quan từ bên ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 110)

Trong thời điểm mô hình nghiên cứu đƣợc triển khai đã diễn ra cuộc điều tra, khảo sát đánh giá về "Quản lý mâu thuẫn" tại các mô hình “đồng quản lý” tài nguyên ven biển trên phạm vi toàn quốc, của Liên minh Sinh vật biển Quốc tế - Việt Nam (IMA). Ba điểm đã và đang thực hiện các mô hình tƣơng tự ở Thừa Thiên Huế đƣợc khảo sát, đánh giá vào tháng 10/2004 là:

24 Xử lý thông tin theo [47]. Lƣu ý tiêu chí hộ nghèo năm 2006 đã thay đổi so với năm 2001, ở đây chỉ nhấn

Tân Dƣơng, thị trấn Thuận An: Mô hình "Tiếp cận đồng quản lý để phát triển hệ thống thuỷ đạo".

Nghi Giang và Nghi Xuân, xã Vinh Giang: Mô hình "Quản lý môi trƣờng nuôi trồng thuỷ sản dựa vào cộng đồng".

Trung Làng, xã Quảng Thái: Mô hình "Quản lý nghề cá quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng", mô hình đang nghiên cứu.

Kết quả của một số câu hỏi trong phần E: "Đồng quản lý", của bộ câu hỏi dành cho ngƣ dân khảo sát ngẫu nhiên trong cuộc điều tra nói trên, đƣợc sử dụng25

để đánh giá mô hình nghiên cứu Quảng Thái. Các câu hỏi đánh giá sự tham gia của ngƣ dân trong quản lý nguồn lợi ven biển, đƣợc phân tích:

1) Ông (bà) có bao giờ tham gia vào việc lập kế hoạch quản lý nguồn lợi ven biển không ?

2) Ông (bà) có bao giờ tham gia một khoá học nào về giải quyết các vấn đề về quản lý nguồn lợi ven biển chƣa ?

3) Ông (bà) cho rằng mình đã tham gia vào việc quản lý nguồn lợi ven biển tại địa phƣơng không ?

4) Ông (bà) cho rằng mình có ảnh hƣởng đối với việc ra quyết định trong quản lý nguồn lợi ven biển không ?

5) Trong 5 năm gần đây, những ngƣ dân địa phƣơng đã có quy định nào giải quyết các xung đột về nguồn tài nguyên ven biển chƣa ?

6) Theo ông (bà) các quy định đó có cần thiết, ích lợi không ?

Thiết kế trả lời của bộ câu hỏi theo lối trắc nghiệm, phƣơng án trả lời là có hoặc không; riêng câu (3) và (4) có thêm phƣơng án: chỉ tham gia một phần; riêng câu (6) có thêm phƣơng án: không thật cần thiết lắm, nhƣ là hình thức trung gian. Bảng 3.4 là kết quả điều tra của Liên minh Sinh vật biển Quốc tế - Việt Nam tại 3 điểm ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

25 Tổng hợp và phân tích trên nguồn dữ liệu do Liên minh Sinh vật biển Quốc tế tại Việt Nam, nay là Trung

tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng cung cấp và đã cho phép xử lý đánh giá chúng phục vụ công trình nghiên cứu sinh.

Bảng 3.4: Kết quả trắc nghiệm về sự tham gia quản lý của ngƣ dân Thuận An (11 phiếu) Vinh Giang (8 phiếu) Quảng Thái (8 phiếu)

Có * Không C ó * Không C ó * Không Câu 1 2 9 3 5 8 0 Câu 2 4 7 4 4 6 2 Câu 3 0 1 10 0 1 7 3 4 1 Câu 4 0 0 11 0 1 7 2 6 0 Câu 5 0 11 1 7 8 0 Câu 6 11 0 0 8 0 0 8 0 0 *Chỉ tham gia một phần (câu 3 và 4); Không thật cần thiết lắm (câu 6) Theo kết quả xử lý ở Bảng 3.4 thì ở cả 3 điểm mô hình, ngƣ dân đều đã từng đƣợc tham gia các khoá tập huấn để giải quyết các vấn đề quản lý nguồn lợi ven biển và đã từng đƣợc tham gia vào việc lập kế hoạch quản lý nguồn lợi ven biển. Khác nhau ở chỗ điểm mô hình nghiên cứu ở Quảng Thái, số ngƣời tham gia tập huấn là ít hơn so với số tham gia vào việc lập kế hoạch quản lý nguồn lợi ven biển (hầu nhƣ toàn bộ ngƣ dân, 8/8 phiếu điều tra). Gần nhƣ toàn bộ ngƣ dân ở 2 điểm Thuận An và Vinh Giang đã trả lời mình không tham gia quản lý và không ảnh hƣởng đến quyết định quản lý nguồn lợi, chỉ có 1/11 ở Thuận An và 1/8 ở Vinh Giang cho rằng mình có tham gia một phần vào quản lý nguồn lợi, 1/8 ở Vinh Giang cho rằng mình có ảnh hƣởng một phần đến quyết định quản lý nguồn lợi ven biển. Trong khi đó ở điểm mô hình nghiên cứu Quảng Thái, chỉ có duy nhất 1/8 ngƣ dân cho rằng mình không tham gia quản lý, hầu hết đều cho rằng có tham gia quản lý hoặc tham gia phần nào (3/8 và 4/8), toàn bộ ngƣ dân cho rằng mình có ảnh hƣởng hoặc

có ảnh hƣởng phần nào (2/8 và 6/8) đến quyết định quản lý nguồn lợi. Cũng theo bảng trên thì 100% ngƣ dân ở cả 3 điểm cho rằng, việc có các quy định từ ngƣ dân địa phƣơng để giải quyết mâu thuẫn về sử dụng nguồn lợi là cần thiết, nhƣng chỉ có điểm mô hình nghiên cứu Quảng Thái là có quy định (8/8 ngƣời đƣợc hỏi khẳng định), còn 2 điểm kia có vẻ đã không có những quy định đó, khi mà 11/11 ở Thuận An và 7/8 ở Vinh Giang khẳng định là không có. Chỉ 1/8 ngƣ dân đƣợc hỏi ở Vinh Giang cho rằng có quy định về giải quyết các mâu thuẫn về sử dụng nguồn lợi, có thể ở đây cũng có quy định nhƣng chỉ áp dụng trong một nhóm nhỏ nào đó, không có tính phổ biến trong cộng đồng.

Cũng trong bộ câu hỏi nói trên, có 2 câu hỏi đánh giá sâu về mức độ "đồng quản lý" đƣợc phân tích:

a) Hiện nay, ai là ngƣời ra quyết định về việc quản lý và quy định (nguồn lợi ven biển)?

b) Cách đây 5 năm, ai là ngƣời ra quyết định về việc quản lý và quy định (nguồn lợi ven biển)?

Các phƣơng án trả lời cho câu (a) và (b) tƣơng ứng đƣợc thiết kế từ 1 đến 6, tƣơng ứng với các cấp độ "đồng quản lý" (Xem lại Hình 1.1 và Bảng 1.1) nhƣ sau:

1- Không trao đổi thông tin giữa chính quyền và ngƣời sử dụng. Chính quyền quản lý tất cả (quản lý tập trung).

2- Trao đổi thông tin ở mức độ thấp giữa chính quyền và ngƣời sử dụng. Chính quyền thông báo cho ngƣời sử dụng về các quyết định quản lý mà họ đƣa ra.

3- Chính quyền tham khảo ý kiến với những ngƣời sử dụng nhƣng mọi quyết định vẫn do chính quyền đƣa ra.

4- Chính quyền và ngƣời sử dụng cùng đƣa ra quyết định nhƣ một đối tác ngang bằng (Đồng quản lý lý tƣởng).

5- Ngƣời sử dụng quyết định quản lý cái gì, quyết định sẽ đƣợc thực hiện và chính quyền đơn thuần chỉ thông qua.

6- Chính quyền trao toàn quyền cho ngƣời sử dụng đƣa ra quyết định quản lý và ngƣời sử dụng chỉ phải thông báo cho chính quyền về những quyết định mà họ đã làm.

Bảng 3.5 dƣới đây giới thiệu kết quả mức độ đồng quản lý nghề cá theo bảng hỏi trắc nghiệm của Liên minh Sinh vật biển Quốc tế - Việt Nam.

Bảng 3.5: Kết quả trắc nghiệm về mức độ "đồng quản lý nghề cá" Các phƣơng án trả

lời cho từng câu hỏi.

Câu a (lúc khảo sát/2004) Câu b (trƣớc 5 năm/1999)

1) 2) 3) 4) 5) 6) 1) 2) 3) 4) 5) 6) Thuận An (11 phiếu) 5 6 5 6

Vinh Giang (8 phiếu) 2 6 1 7 Quảng Thái (8 phiếu) 1 7 3 5

Bảng 3.5 cho thấy, cách thời điểm khảo sát 5 năm (khoảng vào năm 1999) mức độ "đồng quản lý" đều đang còn thấp ở cả 3 điểm, nặng về quản lý từ Chính phủ. Tại điểm Vinh Giang, chính quyền thông báo các quyết định quản lý đến ngƣ dân đƣợc trả lời nhiều nhất (7/8), câu trả lời này cũng đạt đa số ở 2 điểm còn lại, bộ phận ngƣ dân còn lại cho rằng là không có sự trao đổi thông tin, chính quyền quản lý tất cả. Tại thời điểm khảo sát (năm 2004), điểm Thuận An gần nhƣ không có biến chuyển nào dù rằng cũng có một số ngƣ dân có tham gia tập huấn và lập kế hoạch quản lý nguồn lợi ven biển theo kết quả Bảng 3.3; điểm Vinh Giang có chuyển biến tốt hơn, chính quyền có tham khảo ngƣ dân (6/8) nhƣng mọi quyết định vẫn do chính quyền đƣa ra; điểm Quảng Thái (mô hình nghiên cứu) vẫn có kết quả tốt nhất, 7/8 ngƣời đƣợc hỏi cho rằng chính quyền và ngƣời sử dụng cùng đƣa ra các quyết định quản lý nguồn lợi thuỷ sản, 1/8 ngƣ dân còn lại cho rằng chính quyền quyết định quản lý nhƣng có trao đổi, hỏi ý kiến ngƣời dân, sử dụng nguồn lợi.

Điều thú vị là mô hình nghiên cứu ở Quảng Thái đƣợc thiết lập theo quan điểm Việt Nam, với tên gọi Việt Nam "dựa vào dân" hay "dựa vào cộng đồng" lại đƣợc đánh giá mức độ "đồng quản lý" mức cao nhất (lý tƣởng) theo chuẩn mực quốc tế26. Trái lại, mô hình ở Thuận An nêu rõ tên "đồng quản lý", thành lập các "Ban Nghiên cứu hỗn hợp", "Ban Triển khai hỗn hợp" có cả ngƣ dân và đại diện chính quyền... có vẻ rất "đồng quản lý" về hình thức, nhƣng kết quả đánh giá về mức độ "đồng quản lý" lại rất thấp. Tại Vinh Giang, mức độ "đồng quản lý" cũng không cao và lƣợng ngƣ dân ngẫu nhiên đƣợc hỏi cũng ít tham gia vào việc hoạch định quản lý nguồn lợi ven bờ. Có thể do cách thức xây dựng mô hình khác nhau, tại Vinh Giang và Thuận An, các Ban, "Nhóm tự quản", "Tổ tự quản" đƣợc thành lập với lƣợng thành viên hạn chế trong cộng đồng thôn làng. Ngƣợc lại, Chi hội Nghề cá Quảng Thái có thành viên bao gồm gần nhƣ toàn bộ ngƣời dân thôn Trung Làng trừ những ngƣời không tham gia sản xuất thuỷ sản. Với tính chất rộng rãi, chính thức và triển khai đồng bộ đến toàn thể cộng đồng ngƣ dân trên một vùng lãnh thổ nhất định nên kết quả mức độ "đồng quản lý" đã đạt cao trong cuộc khảo sát.

Đề cập đến mô hình nghiên cứu Quảng Thái, Nguyễn Viết Vĩnh đánh giá: những ngƣời phỏng vấn đều cho rằng họ có tham gia vào quản lý nguồn tài nguyên và những quy chế do họ đƣa ra thông qua tổ chức hội nghề cá địa phƣơng (Chi hội Nghề cá Quảng Thái) đã phát huy tốt vai trò [51, tr.3].

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)