Kết quả quy hoạch và tái sắp xếp ngƣ trƣờng

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 99)

Ban Chấp hành Chi hội Nghề cá Quảng Thái đã lãnh đạo toàn thể các hội viên ngƣ dân trong Chi hội xây dựng quy hoạch khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên thuỷ vực đầm phá và tổ chức tái sắp xếp sản xuất trong khu vực theo quy hoạch đã thống nhất. Tất nhiên, có sự giúp đỡ của các bên liên quan.

Các kết quả thực hiện đƣợc tại ngƣ trƣờng nhƣ bản đồ quy hoạch sản xuất thuỷ sản giới thiệu ở Hình 3.2 bên dƣới.

Chi hội Nghề cá Quảng Thái đã thực hiện với sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng cấp xã và các cơ quan chuyên môn liên quan, nhƣ:

- Mở 2 tuyến giao thông chính và phụ để có thể thuận tiện đi lại và ổn định sản xuất. Các ranh giới của tuyến luồng đƣợc xác định bằng cách cắm các trụ tiêu bê tông tại các điểm quan trọng.- Các trộ nò sáo bị giải toả do lập tuyến giao thông thuỷ đƣợc chia sẻ bằng cách sắp xếp lại ngƣ trƣờng, mỗi trộ nò sáo trong hàng thu diện tích lại để tƣơng trợ cho các hộ bị giải toả, vị trí sản xuất mới, bảo đảm sinh kế.

- Các cánh sáo giữa 2 trộ nghề trƣớc đây khít nhau do các hộ cá thể sợ bị lấn chiếm, nay đƣợc tách hẳn ra 10 m giữa 2 trộ, để dễ dàng trong giao thông lẫn di chuyển của nguồn giống tôm cá ra vào vùng thuỷ vực.

- Thả các trụ tiêu bê tông định vị cho 3 hàng nghề nò sáo, để bảo đảm có sự thẳng hàng trong cùng một hàng nghề, làm thông thoáng giao thông “xƣơng cá” theo từng hàng ngang, kết nối với hệ thống giao thông chính.

- Quy hoạch 5 khu nuôi cá lồng tách biệt theo Đội (Phân hội) Nghề cá: Nông - Ngƣ, Ngƣ 1A, Ngƣ 1B, Ngƣ 2 và Tiểu nghệ. Các khu vực này đƣợc định vị rõ bằng các trụ tiêu bê tông cố định, và giao quyền quản lý cho các Đội. Các lồng nuôi đƣợc bố trí: hàng cách hàng là 20 m và lồng cách lồng là 5 m, để giảm thiểu ô nhiễm vùng nuôi chung và dễ dàng quản lý.

- Các hộ tham gia nuôi cá lồng thuộc Đội nào đƣợc chia vào từng khu vực sản xuất của Đội ấy, từng Đội tổ chức bốc thăm để xác định vị trí đặt lồng nuôi của từng thành viên, bảo đảm tính công bằng trong cộng đồng.

3.2.2. Bàn luận quy hoạch và tái sắp xếp theo tri thức bản địa

Các phân tích và lập kế hoạch tại cấp cơ sở, mà chủ yếu dựa vào các phƣơng pháp tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng đã đạt các kết quả chính yếu. Thông qua phân tích, lập kế hoạch nhận thức của cộng đồng trong Chi hội Nghề cá Quảng Thái đƣợc nâng cao cả 2 mặt: ý

thức quản lý ngƣ trƣờng, nguồn lợi, môi trƣờng chung và xây dựng mối quan hệ tổ chức, quản lý những vấn đề công cộng.

Kết quả phân tích "điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức" là nền tảng để Chi hội Nghề cá Quảng Thái nhận thức rõ về mình cũng nhƣ các cơ hội và thách thức để hoạch định các kế hoạch quản lý và phát triển thuỷ sản của tổ chức. Công tác lập kế hoạch chủ yếu tự do các thành viên trong Chi hội Nghề cá bàn bạc, thảo luận đƣa ra nên tỏ ra phù hợp về khả năng, thời gian cũng nhƣ công sức của cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng thực hiện. Mặt khác, dƣới sự giúp đỡ của cơ quan, ban ngành các cấp thì quy hoạch quản lý nghề cá của Chi hội cũng phù hợp với thể chế chung của Nhà nƣớc.

Kết quả quy hoạch và tái sắp xếp ngƣ trƣờng của Chi hội Nghề cá Quảng Thái đã chứng minh đƣợc tổ chức ngƣ dân với sự giúp đỡ của các cấp ngành có thể đảm đƣơng phần nào nhiệm vụ quản lý ngƣ trƣờng, nguồn lợi, môi trƣờng thuỷ sinh một cách tự chủ. Trong việc sản xuất thuỷ sản chung ở ngƣ trƣờng dƣới đập Cửa Lác, sau khi có Chi hội Nghề cá đã có tính tổ chức hơn, không tuỳ tiện mạnh ai nấy làm. Tuy những sắp xếp về ngƣ trƣờng sản xuất, quản lý thuỷ sản... của Chi hội Nghề cá Quảng Thái không thể đánh giá kết luận một cách vội vàng về tính khoa học trong sử dụng nguồn lợi và khả năng phục hồi nguồn lợi thuỷ sản, nhƣng cũng có thể khẳng định một cách rõ ràng về tính hợp lý hơn trong sử dụng ngƣ trƣờng, nguồn lợi và sức tải môi trƣờng. Mặt khác, sản xuất thuỷ sản bƣớc đầu đã mang tính quản lý hay là việc thiết lập "cơ chế tiếp cận giới hạn" theo khuyến cáo của FAO và ASEAN đã thực thi bƣớc đầu ở đây. Sự tham gia vào sản xuất thuỷ sản đã đƣợc giới hạn mức độ trong khu vực ở các loại nghề khai thác cố định: nghề nò sáo và số lƣợng lồng nuôi cá. Điều này có nghĩa là, áp lực lên việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản và sức tải môi trƣờng đã bắt đầu đƣợc kiểm soát.

Hình 3.3 dƣới đây giới thiệu việc phân định ngƣ trƣờng, giao thông ... trong cộng đồng bằng trụ mốc để tự quản lý của Chi hội Nghề cá Quảng Thái.

Hình 3.3: Ảnh Chi hội Nghề cá thả trụ phân định ngƣ trƣờng, giao thông...

3.3. QUY ĐỊNH TỰ QUẢN - HƢƠNG ƢỚC

3.3.1. Kết quả quy định tự quản lý - hƣơng ƣớc:

Cùng với việc nâng cao hơn nữa nhận thức về pháp luật quản lý thuỷ sản, các quy định về sản xuất thuỷ sản từ hệ thống Nhà nƣớc, Chi hội Nghề cá Quảng Thái cũng xây dựng cho riêng tổ chức mình các quy tắc để chi tiết hoá các quy phạm của Nhà nƣớc, cũng nhƣ bổ sung thêm các vấn đề Nhà nƣớc chƣa quy định cụ thể nhƣng ngƣ dân địa phƣơng thấy có lợi cho việc quản lý ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản chung trong cộng đồng của họ.

Các sắp xếp, quy hoạch đề cập ở phần trên cũng đƣợc chính thức chuẩn hoá, bằng cách đƣa vào Điều lệ Chi hội Nghề cá Quảng Thái, ở chƣơng VII: Quản lý ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản và môi trƣờng nuôi trồng thuỷ

sản tại địa bàn. Điều lệ này đƣợc thông qua tại Hội nghị toàn thể Hội viên Chi hội Nghề cá Quảng Thái ngày 21/11/2003. Chính quyền xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế xem đây nhƣ là một "hƣơng ƣớc" về chuyên ngành, nghề nghiệp trong xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở. Nội dung cụ thể chƣơng VII nhƣ sau [8]:

Điều 17: BCH có nhiệm vụ nhắc nhở Hội viên không hành nghề cấm, nghề huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản. Vận động Hội viên bảo vệ ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản và môi trƣờng nuôi trồng thuỷ sản.

Điều 18: BCH có trách nhiệm tổ chức tuần tra bảo vệ ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản và môi trƣờng nuôi trồng thuỷ sản, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông thuỷ trên vùng nƣớc xã Quảng Thái.

Điều 19: Hội viên có trách nhiệm tham gia tuần tra bảo vệ ngƣ trƣờng theo điều động của BCH. Những ngƣời trốn lánh trách nhiệm, xử lý nhƣ sau:

- Phạt 20.000 đồng/lần: sung vào quỹ Chi hội.

- Phạt 200.000 đồng đối với những Hội viên tiếp tay cho những ngƣời hành nghề trái phép.

Điều 20: Hội viên cố tình hành nghề huỷ diệt, bị bắt đƣợc sẽ bị Chi hội xử phạt theo mức quy định của Nhà nƣớc. Nếu vẫn cố tình hành nghề thì đề nghị cấp trên xử phạt. Hội viên vi phạm nhiều lần có thể bị khai trừ ra khỏi Chi hội.

Điều 21: Quy hoạch nò sáo

- Các que sáo cùng hàng phải ngang nhau, cách nhau 10 m giữa 2 trộ. - Khoảng cách hàng cách hàng tối thiểu là 300 m, từ đùng sáo trên đến que sáo dƣới.

- Nếu Hội viên nào không sắp xếp thì Chi hội sẽ tổ chức sắp xếp, kinh phí tháo dỡ, sắp xếp lại Hội viên đó phải chịu trách nhiệm.

Điều 22: Quy hoạch nuôi lồng

- Phân bố 5 khu riêng biệt theo tổ, đội sản xuất, các Hội viên phải tuân thủ. Trƣớc khi cắm mới đầu vụ phải thống nhất trong cùng tổ, đội và BCH Chi hội.

- Mỗi lồng nuôi không quá 100 m2

- Hàng cách hàng là 20 m, lồng cách lồng tối thiểu là 5 m theo hàng - Tránh xâm phạm mặt nƣớc của những ngƣời đã nuôi. Cấm tất cả những nghề khác vi phạm vào vùng quy hoạch nuôi.

3.3.2. Bàn luận quy định tự quản lý - hƣơng ƣớc:

Quy chế tự quản đƣợc thiết lập thông qua Điều lệ Chi hội Nghề cá Quảng Thái là một "hƣơng ƣớc", quy chế dân chủ ở cơ sở. Với quy chế tự mình xây dựng không trái quy định của Nhà nƣớc, thì ngƣ dân trong tổ chức Chi hội Nghề cá đã bƣớc đầu nghiên cứu, tiếp cận và tôn trọng hơn các quy phạm pháp luật quản lý thuỷ sản từ chính quyền. Tất nhiên, đối với các quy phạm tự quản lý do tổ chức của mình xây dựng nên thì mọi thành viên càng có ý thức tôn trọng hơn.

Trong quy chế tự quản cũng xác định khá rõ về trách nhiệm bảo vệ ngƣ trƣờng là của toàn thể hội viên, dƣới sự điều phối của BCH Chi hội. Đây là điểm tƣơng đối khác biệt so với các Dự án tƣơng tự thƣờng thành lập đội bảo vệ ngƣ trƣờng hoặc khu bảo vệ thuỷ sản... Hoạt động bảo vệ là hoạt động thƣờng xuyên, liên tục đòi hỏi nhiều công sức, chi phí, nên các nhóm, tổ bảo vệ theo dạng cộng đồng nhƣng lại không huy động đông đảo cộng đồng tham gia mà chỉ sử dụng một nhóm nhỏ thƣờng xuyên thì không sớm thì muộn sẽ bế tắc do tính "phi kinh tế" của nó. Quy chế này đã xác định rõ sự tham gia của mọi thành viên của cộng đồng trong chia sẻ gánh nặng quản lý bảo vệ, còn nhóm điều phối, lãnh đạo hoạt động đó đƣợc xác định rõ là của BCH Chi hội Nghề cá. Quy định này làm cho hoạt động bảo vệ ngƣ trƣờng, nguồn lợi

thuỷ sản có khả năng thực thi cao hơn. Các quy định tự quản của Chi hội Nghề cá đã dẫn đến hai quyết định quản lý quan trọng: giới hạn số lƣợng nghề nò sáo và số lồng nuôi cá trên địa bàn. Điều này phù hợp với tình trạng ngƣ trƣờng đã tới hạn và nguồn rong khai thác tự nhiên cho cá nuôi và môi trƣờng nguồn nƣớc cũng đã giới hạn. Đây cũng là hình thức để ngƣ dân hạn chế sự tham gia vào nghề cá ven bờ vốn đã quá tải.

3.4. TỔ CHỨC BẢO VỆ NGƢ TRƢỜNG

3.4.1. Kết quả bảo vệ ngƣ trƣờng

Việc tổ chức bảo vệ canh giữ khu vực thu hoạch nghề nò sáo và sản phẩm nuôi trồng trong các lồng cá đƣợc phân công theo từng Đội sản xuất (Phân hội) và theo từng dãy nghề nò sáo và hàng của lồng nuôi trong từng khu vực. Tập thể hoá công tác này đã tiết kiệm đƣợc công lao động canh giữ ngƣ trƣờng và sản phẩm thuỷ sản, mặt khác tỏ ra hữu hiệu hơn do có sức mạnh tập thể.

Công tác bảo vệ quy mô hơn, chống các nghề huỷ diệt đƣợc huy động, điều phối bởi Ban Kiểm tra, Ban Chấp hành. Hội viên nào tự ý không tham gia tuần tra, không có lý do chính đáng, khi đƣợc chỉ định sẽ phải đóng tiền, tiền này đƣợc dùng trả cho ngƣời đi thay. Việc tuần tra thƣờng có sự kết hợp với các lực lƣợng chuyên nghiệp của chính quyền cơ sở xã Quảng Thái và cơ quan chuyên ngành. Kết quả đã cho thấy gần nhƣ đã kiểm soát nghề cấm trong cộng đồng, tuy nhiên việc kiểm soát nghề cấm bên ngoài cộng đồng đang còn khó khăn vì sự phối hợp với các lực lƣợng chính quyền thƣờng hạn chế, do cán bộ thực hiện công tác chuyên trách quản lý thuỷ sản quá ít trong khi ngƣ trƣờng toàn tỉnh thì quá rộng lớn.

Ở phƣơng diện lớn hơn, nhằm bảo vệ chung ngƣ trƣờng, nguồn lợi khu vực đầm phá bắc Tam Giang, đã có sự nỗ lực chung của các tổ chức ngƣ dân lân cận nhau trong hợp tác để quản lý. Chi hội Nghề cá Quảng Thái, Chi hội Nghề cá Hà Công - Quảng Lợi và Chi hội Nghề cá Đội 8 - Điền Hải đã có

những cuộc họp chung, nhằm thảo luận các vấn đề phối hợp quản lý nghề cá cùng nhau trong vùng mặt nƣớc liền kề. Tuy các cuộc họp chung cho đến nay chỉ dừng lại ở mức trao đổi kinh nghiệm, giao lƣu làm quen... nhƣng đây là cơ sở để phát triển các hợp tác quản lý thuỷ sản cùng nhau giữa các tổ chức ngƣ dân lân cận khi điều kiện chín muồi hơn.

3.4.2. Bàn luận công tác bảo vệ ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản

Công tác tổ chức bảo vệ ngƣ trƣờng của Chi hội Nghề cá tuy đã tiến hành tích cực, nhƣng cho đến nay vẫn đang còn phức tạp. Các mâu thuẫn, vi phạm về sử dụng nguồn lợi còn tiếp diễn ở ngƣ trƣờng dƣới đập Cửa Lác thuộc vùng sản xuất của Chi hội Nghề cá Quảng Thái. Đây là mặt còn tồn tại nhất của mô hình nghiên cứu, nhƣng nhìn chung vấn đề tồn tại này là khách quan vì chính sự tồn tại này là động lực của việc xây dựng hệ thống quản lý nghề cá dựa vào dân. Suy cho cùng, nếu không còn tồn tại mâu thuẫn thì cũng không cần thiết phải tổ chức quản lý thuỷ sản. Phân tích cho thấy các nguyên nhân còn nhiều mâu thuẫn, cơ bản nhất vẫn là vấn đề "sở hữu" chƣa xác định.

- Nguyên nhân khách quan: Do hệ thống ngƣ dân trên toàn bộ đầm phá Thừa Thiên Huế mới xác lập bƣớc đầu, tổ chức ngƣ dân chƣa thành lập đồng bộ ở các vùng ngƣ trƣờng lân cận, hệ thống "quyền đánh cá" chƣa triển khai. Chi hội nghề cá Quảng Thái vẫn chƣa đƣợc trao quyền khai thác, sử dụng và uỷ quyền quản lý một số lãnh vực ở ngƣ trƣờng cụ thể bằng một văn bản chủ quyền nghề cá thực sự nên việc tổ chức quản lý nghề cá còn nhiều khó khăn. Việc ngăn chặn những ngƣ dân các xã lân cận khai thác bằng các nghề bất hợp pháp còn thiếu cƣơng quyết do chƣa xác định chủ quyền. Điều này dẫn đến một tình trạng khó khăn hơn khi các thành viên trong Chi hội Nghề cá bắt đầu cảm thấy thiệt thòi về kinh tế so với các ngƣ dân bên ngoài.

- Nguyên nhân chủ quan: Đấu tranh bản thân của mỗi một thành viên trong tổ chức ngƣ dân, đấu tranh giữa "mặt tích cực" và "cái tiêu cực" trong

mỗi một con ngƣời. Mặt tích cực ở đây là tinh thần trách nhiệm đối với tài nguyên chung của cộng đồng, “cái tiêu cực” là quyền lợi riêng tƣ trƣớc mắt, cục bộ của cá nhân, gia đình. Sự đấu tranh này gay gắt đến mức có một thành viên đã từ chối nhận nhiệm vụ tham gia BCH Chi hội khi đƣợc ngƣ dân bầu ra, do họ biết rằng đã là Lãnh đạo tổ chức ngƣ dân thì phải gƣơng mẫu, cả dòng họ con cái cũng phải gƣơng mẫu, không khai thác các nghề ảnh hƣởng đến nguồn lợi thuỷ sản đồng nghĩa với việc giảm thu nhập trƣớc mắt, điều đó ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống bản thân và gia đình.

Mâu thuẫn của thực tiễn triển khai mô hình quản lý nghề cá hiện vẫn còn phía trƣớc... vì nó gắn với đời sống, sinh kế của từng gia đình ngƣ dân cụ thể, do đó không thể giải quyết bằng lý thuyết động viên chung chung, mà cả bằng hệ thống đầy đủ các thể chế pháp luật, cơ chế tạo niềm tin, giải pháp kinh tế... trong toàn bộ khu vực hệ sinh thái một cách đồng bộ. Hiện nay mô hình Quảng Thái có vẻ nhƣ chững lại trong công tác bảo vệ ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản. Điều đó là tất nhiên vì một mô hình quản lý nhỏ trong cộng đồng không thể tiến lên rất xa, trong lúc cả hệ thống chung quanh đang

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)