Kiểm chứng giả thuyết, luận điểm bằng thực nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 79)

Nhƣ phần trên đã đề cập, hệ thống các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết và phi thực nghiệm góp phần không nhỏ vào công cuộc nghiên cứu. Tuy nhiên, phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng nhất của công trình này, đó là phƣơng pháp thực nghiệm. Xét về mặt logic học, đây là phép loại suy: đi từ sự phân tích một cái riêng của mô hình, bằng quan sát để phán đoán cái riêng khác ở thực thể, hoặc hệ thống tƣơng tự khác.

Khác với các mô hình thực nghiệm thông thƣờng, thƣờng ở phòng thí nghiệm, hoặc ở hiện trƣờng, mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng rất đặc biệt, trong quần thể xã hội, với các điều kiện sống thực của cộng đồng ngƣ dân. Các phƣơng thức tổ chức và quản lý đƣợc thực hiện trong một thôn làng để kiểm chứng các phán đoán, giả thuyết nghiên cứu đƣa ra. Việc chọn lựa thôn làng nghiên cứu cũng bảo đảm những nguyên tắc điển hình: cấu trúc, thuộc tính, chức năng, cơ chế vận hành... so với những nơi khác trong đối tƣợng nghiên cứu là nghề cá quy mô nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế. Khi có điều kiện phát triển tại các nơi khác, các giả thuyết nghiên cứu tiếp tục đƣợc kiểm chứng và củng cố.

Do tổ chức mô hình tại cộng đồng xã hội rộng lớn, nên đầy rẫy những khó khăn tất nhiên và ngẫu nhiên. Một cộng đồng ở thôn làng với vài trăm hộ

gia đình, có thiết chế từ bao đời, từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, những tập tục, lề thói cả hay lẫn dỡ... là những khó khăn tất nhiên khi tác động lên họ. Những sự kiện đột xuất về nhân sự lãnh đạo, về thiên nhiên nhƣ mất mùa, thiên tai... cũng là tác động ngẫu nhiên lên quá trình nghiên cứu.

Phƣơng pháp nghiên cứu xây dựng mô hình huy động tối đa các khả năng: thu thập thông tin, phân tích, lập kế hoạch, tìm tài trợ, đối tác; tổ chức thực hiện: xây dựng tổ chức, triển khai hoạt động thực tiễn, vận động, đàm phán, thoả hiệp; đánh giá sơ bộ, hiệu chỉnh; tổng hợp, thể chế hoá...

2.4.2.1. Lồng ghép với kế hoạch tổng thể, hệ thống:

Ý tƣởng nghiên cứu đề tài này đƣợc nảy sinh từ những khiếm khuyết trong vấn đề quản lý nghề cá quy mô nhỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và mục đích nghiên cứu để góp phần cải tiến việc quản lý nghề cá tốt hơn, nên có thể xem công trình nghiên cứu này cũng là nhiệm vụ Nhà nƣớc cấp tỉnh.

Với sự đề xuất của NCS, Sở Thuỷ sản [30], UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đồng ý [42] về chủ trƣơng và phê duyệt [43] đề cƣơng cho triển khai nghiên cứu vào tháng 5/2003, trong đó việc xây dựng mô hình thí điểm quản lý nghề cá cấp thôn làng cụ thể là một trong ba hợp phần của đề án cấp tỉnh: "Quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế", do chính NCS làm Trƣởng Ban xây dựng quy hoạch [31]. Đề án có mục đích chính là hoạch định kế hoạch quản lý nghề cá toàn đầm phá. Nhƣ thế, nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng có mục tiêu rõ ràng và cụ thể là để áp dụng cho quản lý nghề cá đầm phá Thừa Thiên Huế.

Thông qua lồng ghép này, đề tài nghiên cứu khoa học đã nhận đƣợc sự hỗ trợ quan trọng của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời qua trao đổi và thảo luận, dự án “Quản lý tài nguyên ven biển miền Trung dựa vào cộng đồng” của Đại học Nông Lâm Huế cũng đồng ý cùng phối hợp xúc tiến thực hiện xây dựng mô hình từ giữa năm 2003. Việc hợp tác này đã mang lại lợi ích lớn lao cho cả các bên liên quan.

2.4.2.2. Chọn địa phƣơng xây dựng thí điểm:

Theo phân tích ở tiểu mục 2.2.3, vùng đầm phá có thể chế phân cấp quản lý nghề cá rõ ràng hơn (vào thời điểm năm 2003) nên cơ hội phát triển thể chế dựa vào dân có đƣợc những thuận lợi nhất định, nên đƣợc chọn là nơi để tiến hành triển khai mô hình, cũng nhƣ dự kiến hệ thống sẽ đƣợc áp dụng.

Việc lựa chọn trên thực tế đƣợc tiến hành theo 2 bƣớc.

Bƣớc 1: Chọn lựa ban đầu một số địa phƣơng cấp xã có tiềm năng. Dựa trên kinh nghiệm bản thân cũng nhƣ phỏng vấn một số chuyên gia liên quan, bƣớc đầu lựa chọn một số điểm tiềm năng từ 32 xã thuộc 5 huyện đầm phá ven biển, để đƣa vào danh sách vắn tắt cho việc khảo sát. Kết quả, đã chọn đƣợc 5 xã liệt kê từ bắc xuống nam, nhƣ sau:

- Quảng Thái, huyện Quảng Điền. - Phú An, huyện Phú Vang.

- Vinh Hà, huyện Phú Vang. - Vinh Hiền, huyện Phú Lộc. - Lộc Bình, huyện Phú Lộc.

Bƣớc 2: Chọn gút lại điểm nghiên cứu theo các tiêu chí phù hợp. Quá trình chọn lựa quan tâm đến 6 tiêu chí thể hiện ở Bảng 2.1 bên dƣới, 6 tiêu chí đƣợc đánh giá là tƣơng đƣơng nhau về tầm quan trọng, do đó các trọng số đều bằng 1.

Bảng 2.1: Các tiêu chí lựa chọn điểm xây dựng mô hình TT CÁC TIÊU CHÍ CỤ THỂ

1 Quy phạm pháp luật của UBND Huyện điều chỉnh quản lý thuỷ sản đầm phá

2 Lãnh đạo địa phƣơng cấp cơ sở (Đảng uỷ, UBND, HĐND) ủng hộ xây dựng thí điểm

3 Thái độ hợp tác của ngƣ dân địa phƣơng

4 Tính chất phổ biến của ngƣ trƣờng địa phƣơng: -Các loại ngƣ cụ phổ thông

5 Tính chất nổi bật của ngƣ trƣờng địa phƣơng: -Có điểm đặc biệt hơn vùng lân cận

6 Tính thực thi: Không quá khó, phù hợp nguồn lực

Sau đó đánh giá trên cơ sở các chuyến khảo sát thực địa và tài liệu sẵn có, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để cho điểm từng tiêu chí trên với thang 10 tối đa. Căn cứ tổng số điểm cả 6 tiêu chí, để lựa chọn địa điểm cho việc xây dựng mô hình thí điểm. Tổng hợp kết quả cuối cùng thu đƣợc ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả chấm điểm lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình

T T CÁC TIÊU CHÍ CỤ THỂ Quảng Thái Phú An Vinh Hà Vinh Hiền Lộc Bình 1 Quy phạm pháp luật của

UBND Huyện điều chỉnh quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá

9 4 4 4 4

2 Đảng uỷ, UBND, HĐND xã ủng hộ xây dựng thí điểm

9 9 7 8 10

3 Thái độ hợp tác của ngƣ dân địa phƣơng 9 9 9 9 9 4 Tính chất phổ biến của ngƣ trƣờng địa phƣơng 7 8 8 8 7 5 Tính chất nổi bật của ngƣ trƣờng địa phƣơng 9 9 9 9 9

6 Tính thực thi: Không quá khó, phù hợp nguồn lực

10 5 7 8 10

2.4.2.3. Chuẩn bị tổ chức ngƣ dân

Theo luận điểm nghiên cứu 2, loại hình Hội Nghề cá là phù hợp cho việc xây dựng hệ thống quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, từ luận điểm nghiên cứu 3 về quy mô của Hội Nghề cá cấp cơ sở dựa trên thôn, làng nghề cá để phù hợp trình độ quản lý của ngƣ dân địa phƣơng, thì cần phải có ít nhất một cấp Hội Nghề cá trung gian giữa cấp cơ sở và Trung ƣơng Hội Nghề cá Việt Nam. Chính vì thế, công tác vận động thành lập Tỉnh hội Nghề cá trong đầu năm 2003 đƣợc tiến hành. Đến ngày 24/5/2003, Đại hội thành lập Hội Nghề cá Thừa Thiên Huế đƣợc tổ chức tại Huế, ghi nhận Hội ở cấp tỉnh chính thức ra đời.

Hội Nghề cá Thừa Thiên Huế thuộc hệ thống Hội Nghề cá Việt Nam, có tƣ cách pháp nhân và có quyền thành lập các Chi hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở thoả thuận với chính quyền địa phƣơng cơ sở [44, đ.8, k.3].

2.4.2.4. Nghiên cứu đặc điểm kinh tế - xã hội tại điểm triển khai

Phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) đã đƣợc sử dụng. Xã Quảng Thái nằm ở phía bắc của hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế, thuộc địa phận của huyện Quảng Điền, là một trong những xã nghèo. Xã Quảng Thái có 6 thôn, trong đó 4 thôn chuyên sản xuất nông nghiệp và 2 thôn vừa nông vừa ngƣ, là Trung Làng và Lai Hà. Ngƣ trƣờng xã Quảng Thái hiện đƣợc chia làm hai khu vực rất rõ rệt bằng đập ngăn mặn Cửa Lác. Phía trên đập ngăn mặn là vùng cửa sông nƣớc ngọt, nơi ngƣ dân thôn Lai Hà thƣờng khai thác và nuôi trồng, phía dƣới đập ngăn mặn là vùng đầm phá nƣớc lợ, ngƣ dân thôn Trung Làng chủ yếu sản xuất thuỷ sản ở đây. Ngƣ dân ở thôn làng nào thƣờng tiến hành sản xuất thuỷ sản trên thuỷ vực gần nơi cƣ trú. Tuy nhiên, tình trạng ngƣ dân sản xuất thuỷ sản xâm canh là bình thƣờng đối với nghề khai thác di động. Ngay cả nghề khai thác cố định, cũng có nhiều trƣờng hợp ngƣ dân bố trí các trộ nò sáo trên địa bàn của các xã, huyện khác.

Do khu vực mặt nƣớc vùng dƣới đập ngăn mặn Cửa Lác là nơi tập trung ngƣ cụ khai thác cố định, di động, lồng nuôi thuỷ sản... với mật độ, số lƣợng lớn hơn vùng trên đập Cửa Lác nên có nhiều mâu thuẫn đã xảy ra trong sử dụng nguồn lợi thuỷ sản cũng nhƣ quản lý tổng hợp vùng lãnh thổ. Vì vậy, khu vực ngƣ trƣờng dƣới đập Cửa Lác liền kề với vùng đất thổ cƣ của thôn Trung Làng, đƣợc chọn là địa điểm xây dựng mô hình nghiên cứu.

Thôn Trung Làng đƣợc thành lập từ vùng đất thấp giữa thôn Lai Hà và thôn Phong Lai từ năm 1905. Ban đầu chỉ bao gồm 12 hộ dân vạn chài, sau đó một số hộ nông nghiệp cũng đến sinh sống tại đây. Từ đó, dân số thôn Trung Làng ngày càng tăng: 105 hộ - 1985, 124 hộ - 1998, 140 hộ - 2000, lên đến 147 hộ vào năm 2003. Ở đây, có 3 nhóm hộ sản xuất tiêu biểu, đó là nhóm Nông - Ngƣ, nhóm "Đại nghệ"19 và nhóm "Tiểu nghệ"20. Nhóm Nông - Ngƣ chiếm ƣu thế trong thôn với 57 hộ, 39% tổng số hộ của thôn, hoạt động sống chủ yếu của nhóm này là sản xuất nông nghiệp nhƣng có tham gia khai thác nuôi trồng thuỷ sản lúc nông nhàn. Nhóm Đại nghệ gồm 24 hộ, 16,5% tổng số hộ, hoạt động sống chủ yếu của nhóm này từ khai thác tự nhiên trên đầm phá bằng nghề nò sáo. Nhóm Tiểu nghệ có 48 hộ, 33% tổng số hộ, hoạt động sống chủ yếu từ khai thác thuỷ sản với các ngƣ cụ di động, cỡ nhỏ. Việc nuôi cá lồng trên đầm phá là hoạt động sinh kế mới phát triển trong vài năm trở lại đây, đƣợc cả ba nhóm hộ quan tâm và đầu tƣ phát triển. Ngoài 3 nhóm hộ tiêu biểu trên còn có 18 hộ thuộc diện khác, nhƣ: sản xuất thuần nông, buôn bán nhỏ và thuộc diện chính sách, không có bất kỳ hoạt động sản xuất nào.

Bằng phƣơng pháp xây dựng bản đồ kỹ thuật số (GIS), có thể thấy hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản bằng lồng diễn ra rất lộn xộn tại ngƣ trƣờng vùng mặt nƣớc xây dựng mô hình nói riêng, vùng phía Bắc đầm phá

19 Đại nghệ là nghề lớn, truyền thống địa phƣơng chỉ nghề nò sáo.

20 Tiểu nghệ là nghề nhỏ, truyền thống địa phƣơng chỉ các nghề nhỏ, vặt, nhƣ: rê bén, câu, nơm, soi... là

Tam Giang nói chung. Nghề nò sáo thì đƣợc bố trí dày đặc, khắp mặt nƣớc do không đƣợc tổ chức, sắp xếp. Là vùng có các nghề huỷ diệt hoạt động mạnh, môi trƣờng nuôi trồng thuỷ sản đã bắt đầu ô nhiễm, một số lồng nuôi đã nhuốm dịch bệnh. Tuyến luồng giao thông thuỷ không đƣợc xác định, việc đi lại trên đầm phá rất khó khăn. Trong ngƣ trƣờng phía dƣới đập Cửa Lác (tổng số 257 hecta), các loại nghề sản xuất thuỷ sản đƣợc ngƣ dân thôn Trung Làng sử dụng: 39 trộ nò sáo21, 49 vàng lƣới rê ba lớp, 53 vàng lƣới rê một lớp, 70 miệng dạ, 5 te quệu, 129 cào rong… tổng số lồng nuôi năm 2003 là 270 lồng.

Hình 2.4: Phân bố ngƣ trƣờng nò sáo và nuôi cá lồng xã Quảng Thái [32] Căn cứ ranh giới hành chính xã và huyện theo bản đồ kỹ thuật số của tỉnh Thừa Thiên Huế, có thể nhận thấy một số ngƣ cụ nò sáo đƣợc ngƣ dân thôn Trung Làng, xã Quảng Thái bố trí sang vùng mặt nƣớc xã Quảng Lợi cùng huyện Quảng Điền và cả xã Điền Hoà thuộc huyện Phong Điền. Ngƣợc lại, có 3 hộ ngƣ dân thuộc các xã khác đang bố trí nghề nò sáo trên vùng ngƣ

21 Trên Bản đồ thể hiện tất cả 45 trộ nghề nò sáo cả ở vùng nƣớc xã lân cận của Quảng Thái, tuy nhiên có 6

trƣờng, thuộc địa giới hành chính xã Quảng Thái. Hiện tƣợng xâm canh này là khá phổ biến của sản xuất nghề cá đầm phá Thừa Thiên Huế, do quá khứ truyền thống và cũng do tình trạng chuyển nhƣợng tự do khu vực sản xuất nghề nò sáo hiện tại. Thực tế, bao năm qua không có vấn đề tranh chấp mâu thuẫn của xã Quảng Lợi trên vùng nƣớc của dãy trộ nghề nò sáo, mà đa số ngƣ dân thuộc xã Quảng Thái đang sử dụng. Do đó, trong nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng đã đƣa ra giả thiết, điều kiện giả định là: không có sự tranh chấp quản lý hành chính giữa các UBND các xã lân cận trong khu vực đầm phá, nơi tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu.

Kết quả điều tra nhanh đã chỉ ra những khó khăn ở thôn Trung Làng là tồn tại áp lực lớn trong khai thác, sử dụng nguồn lợi thuỷ sản, môi trƣờng thuỷ sinh đầm phá do gia tăng dân số, tăng nhu cầu sống... Mặt khác, năng suất cây trồng nông nghiệp không ổn định do đất bị nhiễm mặn, hạn hán vào vụ hè - thu, ngập úng vào đầu vụ đông - xuân, khiến áp lực sản xuất nghề cá ngày càng tăng hơn nông nghiệp. Do thiếu kiến thức trong quản lý và sử dụng nguồn lợi thuỷ sản và môi trƣờng thuỷ vực nên ngƣời dân địa phƣơng không ngần ngại dùng đủ các loại ngƣ cụ, kể cả các loại ngƣ cụ huỷ diệt để khai thác thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản tuỳ tiện, gây ô nhiễm vùng nƣớc. Thêm vào đó, quản lý thuỷ sản của chính quyền cấp cơ sở còn lỏng lẻo, cơ quan chuyên ngành thuỷ sản hầu nhƣ không đến đƣợc nơi này để thực hiện các nghiệp vụ quản lý nên ngƣ trƣờng ngày càng lộn xộn, nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt, môi trƣờng thuỷ sinh ngày càng suy thoái, xuống cấp.

2.4.2.5. Thành lập tổ chức ngƣ dân

Đầu tiên, một cuộc vận động ngƣ dân tham gia Hội Nghề cá đƣợc tổ chức trên địa bàn thôn Trung Làng, xã Quảng Thái. Kết quả, có 108 đơn xin tự nguyện gia nhập ban đầu. Chi hội Nghề cá Quảng Thái đƣợc chính thức thành lập, trên cơ sở thoả thuận giữa Hội Nghề cá tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND xã Quảng Thái, theo các nguyên tắc sau:

- Chi hội Nghề cá trực thuộc Hội Nghề cá tỉnh Thừa Thiên Huế, Tỉnh Hội có trách nhiệm hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức hoạt động.

- Chi hội Nghề cá chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã Quảng Thái. - Chi hội Nghề cá chịu quản lý toàn diện UBND xã Quảng Thái.

- Chi hội Nghề cá hoạt động dƣới sự bảo trợ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quảng Điền và Sở Thuỷ sản Thừa Thiên Huế. Hội Nghề cá tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định thành lập Chi hội Nghề cá Quảng Thái, vào ngày 09/ 6/2003. Chi hội Nghề cá Quảng Thái mà thực chất là một Hội độc lập nằm trong hệ thống Hội Nghề cá Việt Nam, có pháp nhân riêng, đƣợc Sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cấp dấu hoạt động. Lễ ra mắt Chi hội Nghề cá Quảng Thái đƣợc tổ chức tại địa phƣơng vào ngày 25/ 6/ 2003 với sự tham gia rộng rãi của các ban ngành, đoàn thể ở xã cũng

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)