Kiểm chứng qua lý thuyết bổ sung và sự kiện phát sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 93)

Các luận cớ cơ bản đƣợc phát hiện trong quá trình nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu phi thực nghiệm để xác định giả thuyết nghiên cứu ban đầu là những thƣớc đo khác nhau, kiểm chứng thêm các giả thuyết sau thực nghiệm bằng so sánh, đối chiếu... Phƣơng pháp quan sát khoa học tiếp tục sử dụng sau thực nghiệm để kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu.

Trong quá trình triển khai nghiên cứu công trình, kéo dài đến 4 năm, khoa học không ngừng phát triển, một số tiên đề, luận cớ trong lãnh vực nghiên cứu đƣợc tiếp tục chứng minh, khẳng định bởi nhiều tổ chức và cá nhân khác nhau. Các tiên đề, luận cứ này cũng là nguồn để so sánh, đối chiếu, đánh giá, bàn luận các kết quả cũng nhƣ các vấn đề còn tồn tại, cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Các sự kiện tồn tại và ra đời, phát triển trong quá trình nghiên cứu là những chứng minh hùng hồn cho tính thực tiễn của nghiên cứu khoa học. Vai trò sự kiện trong khoa học thực nghiệm là rất lớn lao, đƣợc Paviov ví nhƣ không khí nâng đôi cánh của bầy chim [15, tr.46].

CHƢƠNG 3.

KẾT QUẢ MÔ HÌNH VÀ THẢO LUẬN

3.1. TỔ CHỨC NGƢ DÂN THÔNG QUA CHI HỘI NGHỀ CÁ

3.1.1. Tổ chức ngƣ dân thông qua Chi hội Nghề cá cơ sở

Kết quả đầu tiên của mô hình là xây dựng đƣợc một tổ chức ngƣ dân ở cơ sở ổn định, dƣới hình thức Chi hội Nghề cá nằm trong hệ thống Hội Nghề cá Việt Nam. Tổ chức ngƣ dân Chi hội Nghề cá Quảng Thái đăng ký chính thức, có pháp nhân của hội nghề nghiệp, đã thật sự tồn tại cho đến ngày nay, dù giai đoạn về sau đã không hề có bất kỳ một sự giúp đỡ tài chính nào.

Khi đã trở thành tổ chức ngƣ dân độc lập, Chi hội Nghề cá Quảng Thái đã tự chủ trong việc phát triển thêm hội viên, lôi cuốn đƣợc hầu hết ngƣ dân còn lại ở hai thôn Trung Làng và Lai Hà gia nhập. Cơ cấu tổ chức Chi hội đã có những thay đổi nhất định để phù hợp với từng giai đoạn, sau đó tách thêm Chi hội Nghề cá Lai Hà - Quảng Thái, vào ngày 30/6/2005 [19].

Bảng 3.1: Quá trình phát triển tổ chức ngƣ dân tại Quảng Thái Khởi phát tháng 6/2003 Hình thành ổn định từ tháng 11/2003 Phát triển đến tháng 6/2005 Phân chia 30/6/2005 Phân hội Số hội

viên

Phân hội Số hội viên

Phân hội Số hội viên

Phân hội Số hội viên Nông Ngƣ 48 Nông Ngƣ 57 Nông Ngƣ 1 35 Nông Ngƣ 1 35

Nông Ngƣ 2 12 Nông Ngƣ 2 12 Ngƣ 1 27 Ngƣ 1 A 17 Ngƣ 1 A 17 Ngƣ 1 A 17 Ngƣ 1 B 17 Ngƣ 1 B 17 Ngƣ 1 B 17

Ngƣ 2 21 Ngƣ 2 24 Ngƣ 2 24 Ngƣ 2 24

Tiểu nghệ 11 Tiểu nghệ 14 Tiểu nghệ 14 Tiểu nghệ 14 (Lai Hà) ở BCH 1 (Lai Hà) ở BCH 1 Lai Hà Phân hội 81 Lai Hà Chi hội riêng

81

Cho đến nay, hai Chi hội cơ sở này vẫn tồn tại và hoạt động, là chỗ dựa trong quản lý thuỷ sản của chính quyền địa phƣơng xã Quảng Thái, cũng nhƣ của các cơ quan quản lý chuyên ngành Thuỷ sản.

Hình 3.1 dƣới đây giới thiệu về cơ cấu tổ chức và vận hành của Chi hội Nghề cá Quảng Thái cũng nhƣ lƣợng thành viên cấu thành các phân hội.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Chi hội Nghề cá Quảng Thái tháng 11/2003

3.1.2. Bàn luận triển khai tổ chức ngƣ dân

3.1.2.1. Tổ chức Chi hội Nghề cá cơ sở đầu tiên:

Công tác tổ chức Chi hội Nghề cá cơ sở đầu tiên gặp phải những khó khăn nhất định do không có mô hình tƣơng tự trƣớc đây tại Thừa Thiên Huế nói riêng, Việt Nam nói chung. Các "tổ tự quản", "nhóm nòng cốt"... trong quá khứ, đƣợc thành lập ra phục vụ cho một dự án nhất định nào đó, không có tƣ cách pháp nhân và không nằm trong bất kỳ hệ thống tổ chức ngƣ dân nào, đã nhanh chóng tan rã sau khi kết thúc các dự án tài trợ. Mô hình tổ chức Hội

BAN CHẤP HÀNH (6)

Uỷ viên Phó Chủ tịch Chủ tịch Thƣ ký Uỷ viên Uỷ viên

Trƣởng ban Các uỷ viên

BAN KIỂM TRA(5)

ĐỘI (PHÂN HỘI) NÔNG NGƢ 57 Hộ Thành viên ĐỘI (PHÂN HỘI) TIỂU NGHỆ 14 Hộ Thành viên ĐỘI (PHÂN HỘI) NGƢ 1B 17 Hộ Thành viên Cá nhân-hộ gia đình ---- ĐỘI (PHÂN HỘI) NGƢ 2 24 Hộ Thành viên ĐỘI (PHÂN HỘI) NGƢ 1A 17 Hộ Thành viên

Nghề cá hồ Lắc, tỉnh Đắc Lắc có nhiều nét tƣơng đồng, đƣợc UBND tỉnh Đắc Lắc thành lập trên nền tảng bao gồm 1 thị trấn và 3 xã, nên cơ chế quản lý và các mối quan hệ dọc ngang rất khó khăn, tại cơ sở. Do đó, mô hình Hội Nghề cá hồ Lắc, Đắc Lắc cũng không đƣợc xem là hình mẫu để phát triển cấp Hội cơ sở phù hợp với khả năng tự quản lý của ngƣ dân tại Thừa Thiên Huế.

Tổ chức ngƣ dân Chi hội Nghề cá Quảng Thái đã đƣợc thí điểm thành lập đầu tiên, trở thành một chủ thể hợp pháp, là cầu nối của chính quyền cơ sở với ngƣ dân. Tính chất hợp pháp, nằm trong hệ thống một Hội nghề nghiệp là những điều kiện tiên quyết để cho tổ chức tồn tại sau khi chƣơng trình, dự án kết thúc. Một trong những điều kiện để “đồng quản lý” thành công, đó là: xác định rõ các thành viên tham gia trong cộng đồng [64, tr.11], các Hội viên chính thức của Chi hội Nghề cá đáp ứng đƣợc điều kiện trên. Nòng cốt của tổ chức ngƣ dân chính là Ban lãnh đạo của tổ chức đó, chính là Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra đƣợc bầu ra một cách dân chủ trong Chi hội Nghề cá cơ sở. Các thuộc tính cơ bản đòi hỏi ở tổ chức ngƣ dân nhƣ “tự quản”, “nòng cốt” hay "hạt nhân" là thuộc tính bản chất, Chi hội Nghề cá Quảng Thái đã thực sự tồn tại và đã có những hoạt động tự chủ dƣới sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng cơ sở, sau khi tất cả các chƣơng trình, dự án đã kết thúc tại đây, vào tháng 10/200423. Hiện Chi hội là nơi thể hiện ý chí của tập thể ngƣ dân thôn Trung Làng và là cánh tay đắc lực của UBND xã Quảng Thái trong việc quản lý và phát triển thuỷ sản ở địa phƣơng. Nhƣ thế, dù rằng không có tên "nòng cốt" nhƣng ở đây đã tồn tại "nhóm nòng cốt", không có tên "tự quản", nhƣng bản thân Chi hội là tổ chức tự quản lý, không có tên "hạt nhân", nhƣng Chi hội chính là hạt nhân để cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng và chính quyền địa phƣơng, cơ sở dựa vào đó trong việc phối hợp cùng nhau quản lý thuỷ sản.

23 Đề án: "Quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế" do Sở Thuỷ sản Thừa

Thiên Huế chủ trì, chính thức kết thúc tháng 10/2004. Dự án Quản lý tài nguyên ven biển miền Trung dựa vào cộng đồng" của Đại học Nông Lâm Huế thực hiện, cũng chấm dứt các hoạt động triển khai tại Quảng Thái vào tháng 10/2004.

Trong quá trình hình thành tổ chức ngƣ dân đầu tiên đã có sự cố ngoài ý tƣởng ban đầu, do UBND xã Quảng Thái mong muốn thành lập Chi hội Nghề cá ở quy mô cấp xã. Mặt nguyên tắc, chính quyền địa phƣơng quản lý toàn diện mọi mặt trên địa giới hành chính, nên quyết định của UBND xã Quảng Thái cần đƣợc tôn trọng. Lúc này, phƣơng pháp thoả hiệp với chính quyền địa phƣơng đã đƣợc sử dụng, đây là một quá trình cần thiết trong triển khai để kịp thời với tiến trình chung khi nó không ảnh hƣởng lớn đến nội dung nghiên cứu. Công tác triển khai mô hình vẫn diễn ra ở vùng mặt nƣớc gần thôn Trung Làng, lúc này nhóm ngƣ dân từ thôn Lai Hà trong Chi hội Nghề cá, nhƣ những ngƣời tham gia quan sát việc xây dựng mô hình, để có thể rút kinh nghiệm học tập áp dụng tại thôn nghề cá của mình về sau.

Hạn chế về quan điểm hội đoàn 4 cấp tƣơng tự nhƣ chính quyền, nên UBND xã Quảng Thái lúc ban đầu đã cố gắng hành chính hoá tổ chức quần chúng này. Chính sách của Trung ƣơng Đảng chỉ rõ: "Phát huy sự đa dạng về tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phi chính…, khắc phục tình trạng hành chính hoá các tổ chức quần chúng" [17, tr.255]. Qua quá trình phát triển của mô hình và thực tiễn quản lý, vấn đề đã đƣợc khắc phục triệt để.

3.1.2.2. Loại hình tổ chức ngƣ dân:

Hoạch định kế hoạch về loại hình tổ chức ngƣ dân đƣợc xem là quyết định chuẩn xác dù rằng đó quả là sự lựa chọn rất khó khăn. Ngay trong thời điểm bắt đầu nghiên cứu (năm 2002), Hội Nghề cá chƣa tồn tại ở Thừa Thiên Huế ở cả cấp tỉnh và cấp cơ sở. Trong khi đó, một số tổ chức ngƣ dân khác nhau đang tồn tại, thậm chí có hai loại hình tổ chức ngƣ dân thoả mãn luận điểm nghiên cứu số 1, là tổ chức ngƣ dân chính thức và thống nhất. Đó là: Nghiệp đoàn Nghề cá (đánh cá, nuôi trồng) gồm 6 đơn vị cơ sở, thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam và HTX Thuỷ sản (khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thuỷ sản) gồm 38 đơn vị cơ sở, thuộc hệ thống Liên minh HTX Việt Nam.

Kết quả sự lựa chọn loại hình tổ chức ngƣ dân đã đƣợc khẳng định ngày nay, bằng sự thừa nhận, cam kết chính thức của Nhà nƣớc cấp tỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật, hình thức văn bản bền vững nhất. Tổ chức ngƣ dân các cấp nằm trong hệ thống Hội Nghề cá Việt Nam là đối tác chính để chính quyền phối hợp quản lý khai thác thuỷ sản nói riêng và quản lý nghề cá nói chung trên đầm phá Thừa Thiên Huế [45, đ.2, k.8]. Chi hội Nghề cá hợp pháp cấp cơ sở có thể đƣợc Nhà nƣớc uỷ quyền quản lý nguồn lợi thuỷ sản trên một thuỷ vực nhất định. Trên cơ sở đó, Chi hội Nghề cá tự chủ điều phối các hoạt động khai thác thuỷ sản của các thành viên một cách sáng tạo, phù hợp, bảo đảm lợi ích hài hoà cho từng thành viên trong lợi ích chung của Tổ chức và toàn xã hội [46, đ.5].

Thực tiễn cũng cho thấy loại hình Chi hội Nghề cá phù hợp cho việc triển khai quản lý nghề cá dựa vào dân hơn là HTX thuỷ sản hay Nghiệp đoàn Nghề cá. Ở đây, tính xã hội hoá và chuyên ngành của tổ chức xã hội - nghề nghiệp Hội Nghề cá cao hơn hẳn so với tổ chức kinh tế nhƣ HTX Thuỷ sản hoặc tổ chức chính trị - xã hội, Công đoàn mà các Nghiệp đoàn đang trực thuộc. Do đó, ngƣ dân đã dễ dàng và tích cực tham gia vào các Chi hội Nghề cá dƣới sự hỗ trợ, động viên của chính quyền địa phƣơng, nhằm góp phần quản lý nghề cá quy mô nhỏ, vốn đang gặp nhiều khó khăn ở cơ sở. Đối sánh về sự phát triển của các loại hình tổ chức ngƣ dân cơ sở ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu (cuối năm 2002) và giai đoạn kết thúc nghiên cứu (cuối năm 2006) đƣợc giới thiệu ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2: So sánh phát triển của các loại hình tổ chức ngƣ dân cơ sở Tổ chức ngƣ dân

cơ sở ở Thừa Thiên Huế

Số lƣợng Ghi chú/ Nguồn 2002 2006 1 Hợp Tác xã thuỷ sản 38 35 17 6 Sở Thuỷ sản, 2005 [33] Cục Thống kê, 2006 [13] 2 Nghiệp đoàn thuỷ sản 6 5 Công đoàn Ngành Thuỷ sản,

2007 [12]

Bảng 3.2 minh chứng thực tiễn rõ ràng và sống động về sự chuẩn xác của việc lựa chọn loại hình tổ chức ngƣ dân làm hạt nhân cho công trình nghiên cứu xây dựng mô hình, cũng nhƣ hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng trong tƣơng lai.

3.2. QUY HOẠCH VÀ TÁI SẮP XẾP NGƢ TRƢỜNG

3.2.1. Kết quả quy hoạch và tái sắp xếp ngƣ trƣờng

Ban Chấp hành Chi hội Nghề cá Quảng Thái đã lãnh đạo toàn thể các hội viên ngƣ dân trong Chi hội xây dựng quy hoạch khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên thuỷ vực đầm phá và tổ chức tái sắp xếp sản xuất trong khu vực theo quy hoạch đã thống nhất. Tất nhiên, có sự giúp đỡ của các bên liên quan.

Các kết quả thực hiện đƣợc tại ngƣ trƣờng nhƣ bản đồ quy hoạch sản xuất thuỷ sản giới thiệu ở Hình 3.2 bên dƣới.

Chi hội Nghề cá Quảng Thái đã thực hiện với sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng cấp xã và các cơ quan chuyên môn liên quan, nhƣ:

- Mở 2 tuyến giao thông chính và phụ để có thể thuận tiện đi lại và ổn định sản xuất. Các ranh giới của tuyến luồng đƣợc xác định bằng cách cắm các trụ tiêu bê tông tại các điểm quan trọng.- Các trộ nò sáo bị giải toả do lập tuyến giao thông thuỷ đƣợc chia sẻ bằng cách sắp xếp lại ngƣ trƣờng, mỗi trộ nò sáo trong hàng thu diện tích lại để tƣơng trợ cho các hộ bị giải toả, vị trí sản xuất mới, bảo đảm sinh kế.

- Các cánh sáo giữa 2 trộ nghề trƣớc đây khít nhau do các hộ cá thể sợ bị lấn chiếm, nay đƣợc tách hẳn ra 10 m giữa 2 trộ, để dễ dàng trong giao thông lẫn di chuyển của nguồn giống tôm cá ra vào vùng thuỷ vực.

- Thả các trụ tiêu bê tông định vị cho 3 hàng nghề nò sáo, để bảo đảm có sự thẳng hàng trong cùng một hàng nghề, làm thông thoáng giao thông “xƣơng cá” theo từng hàng ngang, kết nối với hệ thống giao thông chính.

- Quy hoạch 5 khu nuôi cá lồng tách biệt theo Đội (Phân hội) Nghề cá: Nông - Ngƣ, Ngƣ 1A, Ngƣ 1B, Ngƣ 2 và Tiểu nghệ. Các khu vực này đƣợc định vị rõ bằng các trụ tiêu bê tông cố định, và giao quyền quản lý cho các Đội. Các lồng nuôi đƣợc bố trí: hàng cách hàng là 20 m và lồng cách lồng là 5 m, để giảm thiểu ô nhiễm vùng nuôi chung và dễ dàng quản lý.

- Các hộ tham gia nuôi cá lồng thuộc Đội nào đƣợc chia vào từng khu vực sản xuất của Đội ấy, từng Đội tổ chức bốc thăm để xác định vị trí đặt lồng nuôi của từng thành viên, bảo đảm tính công bằng trong cộng đồng.

3.2.2. Bàn luận quy hoạch và tái sắp xếp theo tri thức bản địa

Các phân tích và lập kế hoạch tại cấp cơ sở, mà chủ yếu dựa vào các phƣơng pháp tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng đã đạt các kết quả chính yếu. Thông qua phân tích, lập kế hoạch nhận thức của cộng đồng trong Chi hội Nghề cá Quảng Thái đƣợc nâng cao cả 2 mặt: ý

thức quản lý ngƣ trƣờng, nguồn lợi, môi trƣờng chung và xây dựng mối quan hệ tổ chức, quản lý những vấn đề công cộng.

Kết quả phân tích "điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức" là nền tảng để Chi hội Nghề cá Quảng Thái nhận thức rõ về mình cũng nhƣ các cơ hội và thách thức để hoạch định các kế hoạch quản lý và phát triển thuỷ sản của tổ chức. Công tác lập kế hoạch chủ yếu tự do các thành viên trong Chi hội Nghề cá bàn bạc, thảo luận đƣa ra nên tỏ ra phù hợp về khả năng, thời gian cũng nhƣ công sức của cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng thực hiện. Mặt khác, dƣới sự giúp đỡ của cơ quan, ban ngành các cấp thì quy hoạch quản lý nghề cá của Chi hội cũng phù hợp với thể chế chung của Nhà nƣớc.

Kết quả quy hoạch và tái sắp xếp ngƣ trƣờng của Chi hội Nghề cá Quảng Thái đã chứng minh đƣợc tổ chức ngƣ dân với sự giúp đỡ của các cấp ngành có thể đảm đƣơng phần nào nhiệm vụ quản lý ngƣ trƣờng, nguồn lợi, môi trƣờng thuỷ sinh một cách tự chủ. Trong việc sản xuất thuỷ sản chung ở

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)