Dựa vào dân trong thể chế quản lý thuỷ sản hiện hành

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 67)

Trở lại việc quản lý nghề cá, Việt Nam nhìn chung có xu hƣớng đang theo đuổi quá trình tiếp cận tự do đối với nguồn lợi thuỷ sản. Tuy vậy, nó không thực sự rõ ràng và hiện đang sử dụng phƣơng pháp gián tiếp để quản lý nghề cá, thông qua: mùa vụ khai thác, ngƣ trƣờng, ngƣ cụ (kích cỡ mắt lƣới tối thiểu...), kích cỡ cá khai thác,... để quản lý các loại hình nghề cá.

Trƣớc 01/7/2004, các hoạt động thuỷ sản ở Việt Nam đƣợc điều chỉnh, quản lý chủ yếu bằng Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản 1989 đã có những thể chế cho phép triển khai đƣờng lối tiếp cận giới hạn để quản lý nghề cá. Nhà nƣớc giao cho tổ chức sử dụng từng vùng nƣớc ổn định lâu dài, hoặc có thời hạn để nuôi trồng, khai thác thủy sản với các hình thức phù hợp, nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản... [48, đ.4, k.3]. Đây đƣợc xem tƣơng đồng với hình thức “quyền sử dụng lãnh thổ trong nghề cá” (TURF) của thế giới, một trong những nhân tố chính của cơ chế tiếp cận giới hạn. Tiếc rằng, quản lý nghề cá quy mô nhỏ của chúng ta đã không đi theo hƣớng đó, cấp “Quyền đánh cá” cho những Tổ chức ngƣ dân để phát triển khả năng tự quản lý của họ.

Trong Hội nghị ASEAN về Nghề cá bền vững vì an ninh lƣơng thực trong thiên niên kỷ mới "cá cho mọi ngƣời", đã khuyến cáo: Nên thay thế “cơ chế tiếp cận mở” bằng “cơ chế tiếp cận giới hạn” đối với các nguồn lợi thủy sản...[53]. Nhƣ thế, Nhà nƣớc Việt Nam đã cam kết thay đổi đƣờng lối quản lý thuỷ sản tiến gần hơn với cơ chế tiếp cận giới hạn, dựa vào các cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng để cùng quản lý nguồn lợi thuỷ sản tại cơ sở.

Luật Thuỷ sản 2003 (18/2003/QH11) có hiệu lực từ 01/7/2004 là văn bản thể chế pháp luật thuỷ sản cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, phân tích Luật Thuỷ sản 2003 cho thấy riêng trong khía cạnh dựa vào dân để quản lý nghề cá thì chƣa đƣợc rõ nét. Quyền của tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động thuỷ sản phần lớn mang tính bị động, nhƣ quyền đƣợc cơ quan chuyên môn thông báo về nguồn lợi thuỷ sản, thông tin về hoạt động thuỷ sản... [27, đ.20, k.2]. Ngƣợc lại, nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm của ngƣ dân đƣợc nói đến trong Luật, nhƣ là những yêu cầu của Chính phủ đối với cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động thuỷ sản. Vai trò của ngƣ dân và tổ chức ngƣ dân trong quản lý, bảo vệ ngƣ trƣờng, nguồn lợi và môi trƣờng thuỷ sản chƣa đƣợc nhấn mạnh.

Khắc phục tình trạng trên, Chƣơng trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2010, của Chính phủ đã một bƣớc phát huy và nâng cao vai trò của cộng đồng ngƣ dân trong hoạt động quản lý, bảo vệ nguồn lợi và môi trƣờng sống của các loài thuỷ sản [38, đ.1, mục III.3, k.4]. Việc dựa vào dân để quản lý thuỷ sản đƣợc chú trọng thông qua việc xây dựng các mô hình quản lý nguồn lợi thuỷ sản với sự tham gia của cộng đồng [38, đ.1, mục III.6, k.4]. Tuy nhiên, tất cả vẫn chƣa đủ đáp ứng mong mỏi về một thể chế dựa vào dân rõ ràng và cụ thể hơn trong quản lý thuỷ sản ở Việt Nam.

Ngƣời dân bắt đầu đƣợc đề cao vai trò và trách nhiệm trong quản lý thuỷ sản hơn, nhƣng về quyền hạn cần đề cập giải quyết, nhất là trong ngƣ trƣờng truyền thống của họ. Đây là vấn đề nguyên tắc, nếu không phân quyền quản lý thuỷ sản, không trao quyền hạn rõ cho ngƣ dân thì không mong chờ họ có trách nhiệm lớn đối với việc bảo vệ ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản. Đảng ta đã có chủ trƣơng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, nhƣng phải trên cơ sở gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với quyền lợi [16, tr.338].

Phải nhận thức rõ, việc huy động ngƣ dân tham gia vào quản lý nghề cá phụ thuộc nhiều vào thể chế phân cấp, phân quyền trong quản lý thuỷ sản. Trung ƣơng phân cho địa phƣơng cấp tỉnh, huyện, xã và đến tận tổ chức ngƣ

dân không vụ lợi. Ở các vùng nƣớc nội địa: sông, hồ, đầm phá ... đã đƣợc chính thức phân cấp cho UBND các tỉnh từ 01/7/2004 [27, k. 3, đ. 15]. Đối với vùng biển thì mãi đến cuối năm 2006, Chính phủ mới phân cấp quản lý nghề cá tại các vùng ven bờ dƣới 24 hải lý cho các UBND cấp tỉnh [11]. Dù muộn màng nhƣng việc phân cấp này sẽ tạo chuyển biến tích cực cho "quản lý nghề cá quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng" trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 67)