Thừa Thiên Huế có chiều dài bờ biển khoảng 120 km, nhƣ thế có vùng biển ven bờ khoảng 5.000 km2
(giới hạn cách bờ đến 24 hải lý). Có 5 cửa biển từ bắc xuống nam là: Thuận An, Tƣ Hiền, Kiểng (Cảnh Dƣơng), Bình An và Lăng Cô. Tuy nhiên, do các cửa biển đều cạn, không tốt và ngƣ trƣờng biển miền Trung bình thƣờng, nên nghề cá biển Thừa Thiên Huế phát triển thuộc hàng trung bình so với các tỉnh lân cận.
Phía bắc của Tỉnh thuộc 2 huyện Phong Điền và Quảng Điền, nghề cá "bãi ngang" chậm phát triển do phƣơng tiện tham gia khai thác thuỷ sản đều là thuyền nan tre, công suất nhỏ, thƣờng trang bị các nghề nhỏ, nhƣ: giã te ruốc (moi), rùng bãi, rê cƣớc các loại... Ở vùng trung tâm, thuộc Hƣơng Trà và huyện Phú Vang nơi có cửa biển Thuận An, tốt nhất của Tỉnh nên cũng có nghề cá phát triển nhất. Các tàu thuyền loại lớn đều tập trung ở đây, trang bị các nghề khai thác tƣơng đối lớn, nhƣ: vây kết hợp ánh sáng, rê thu ngừ, mành đèn,... Phía nam của Tỉnh gồm nhiều cửa lạch nhỏ, tàu thuyền cũng nhỏ tập trung khai thác các nghề: rê chim, rê sòng ngừ, rê tôm hùm, lặn tôm hùm,... do ở đây có nguồn lợi cá chim, cá sòng ngừ, tôm hùm khá dồi dào.
Đến cuối năm 2001 toàn Tỉnh có 2.290 tàu thuyền máy khai thác biển, với tổng công suất 54.208 cv, hầu hết khai thác ven bờ, chỉ có 92 tàu đánh cá xa bờ lớn hơn 90cv [29, tr.7].
Số lƣợng ngƣ cụ khai thác biển ven bờ tính đến cuối năm 2001 gồm có: 485 vàng mành đèn, 86 vàng mành chà, 191 vàng mành chim, 295 vàng mành mực, 136 vàng lƣới rùng, 56 vàng xăm bãi, 195 vàng rê trích, 356 vàng rê mực nang 3 lớp, 875 vàng rê cƣớc các loại, 52 vàng rê bùng nhùng, 21 vàng lƣới giã tôm, 42 vàng lƣới giã cá, 1030 vàng lƣới giã ruốc...14