Giải pháp cho quản lý nghề cá quy mô nhỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 60)

Quản lý nghề cá theo cơ chế tiếp cận mở, với nhiều luật, lệ và quy định đƣợc áp dụng ở nhiều quốc gia rất tốt. Tuy nhiên, do nghề cá quy mô nhỏ ở Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng có số lƣợng ngƣ dân, tàu thuyền, ngƣ cụ tham gia lớn, đa nghề khai thác, đa loài đánh bắt,... trình độ của ngƣ dân lẫn cán bộ quản lý yếu, dữ liệu nghề cá thiếu trầm trọng nên không thể áp dụng các phƣơng cách quản lý theo "hạn mức khai thác"(IQ) hoặc phƣơng pháp "tổng sản lƣợng cho phép khai thác" (TAC)... Mặt khác, việc các cơ quan quản lý thủy sản đóng ở thành phố và huyện lỵ, rất xa ngƣ

17 Tất nhiên nguồn lợi thực sự của một số đối tƣợng cụ thể có thể khác biệt, hoặc sản lƣợng, trữ lƣợng một số

trƣờng là bất lợi lớn để quản lý tốt, khi mà hoạt động nghề cá thực sự diễn ra mọi lúc, mọi nơi.

Với tình trạng này, sự ủy quyền một số chức năng quản lý nghề cá cho ngƣ dân địa phƣơng ở cấp cộng đồng, sẽ hiệu quả hơn, thay vì cố gắng quản lý với sự cách biệt về không gian, thời gian, thiếu cán bộ, ngân sách mà các cơ quan quản lý luôn phải đối mặt hiện nay. Sự mâu thuẫn sử dụng nguồn lợi có thể giảm bớt đi, việc thực thi quản lý tốt hơn và nguồn lợi đƣợc bảo vệ tốt hơn khi mà ngƣ dân và các nhóm sử dụng nguồn lợi khác nhau đƣợc tham gia nhiều hơn vào việc quản lý ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản tại địa phƣơng. Có thể thấy rằng, không thể quản lý nghề cá hiệu quả mà không có sự hợp tác với ngƣ dân để ra các quy định chi tiết ở địa phƣơng vì pháp luật thuỷ sản từ Trung ƣơng sẽ không đủ sức điều tiết nghề cá "muôn hình vạn trạng". Ngƣ dân có tri thức bản địa phong phú, phụ thêm vào những thông tin khoa học, giúp điều khiển nguồn lợi và cải tiến quản lý nghề cá ở cơ sở. Trọng tâm quản lý nghề cá hiện cần tập trung giải quyết mối quan hệ giữa nguồn lợi thuỷ sản với phúc lợi của ngƣ dân [64, tr.2-3].

Đối với quản lý nghề cá quy mô nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế cần thiết mạnh mẽ dựa vào dân để quản lý, vì:

1) Ngân sách Nhà nƣớc đang còn yếu, trong lúc yêu cầu đầu tƣ xây dựng hệ thống “điều hành, kiểm soát, giám sát” (MCS) theo đƣờng lối quản lý hiện tại để nắm bắt, theo dõi và quản lý mọi thuyền nghề, mọi địa điểm ngƣ trƣờng, bến lên cá cỡ nhỏ... bất kể ngày đêm là quá lớn, nó mâu thuẫn so với khả năng tài chính của nền kinh tế nghề cá quy mô nhỏ mang lại.

2) Phù hợp với đƣờng lối cải cách quản lý Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay, giảm đƣợc chi phí quản lý đồng thời tăng hiệu lực quản lý, do ngƣời dân có tham gia quản lý nghề cá cùng Nhà nƣớc, vì suy cho cùng ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản gắn với sinh kế lâu dài của các cộng đồng ngƣ dân.

CHƢƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)