3.7.1. Hệ thống Hội Nghề cá Thừa Thiên Huế
Sau khi mô hình nghiên cứu triển khai ở Quảng Thái, với tính đơn giản, dễ thực hiện và thể chế quản lý thuỷ sản của Tỉnh ngày càng mở rộng khuyến khích ngƣ dân tham gia quản lý thuỷ sản thông qua các tổ chức của mình thì số lƣợng các Chi hội Nghề cá ở cơ sở phát triển và tăng lên không ngừng theo thời gian. Cho đến 31/12/2006, đã có 1.127 hội viên gia đình ngƣ dân, tập hợp trong 18 Chi hội Nghề cá cơ sở chính thức27, phát triển ở 16 xã, rộng khắp trên cả 5 huyện ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, 17 Chi hội thuộc nghề cá đầm phá và một Chi hội thuộc nghề cá biển ven bờ. Với các loại hình vừa đánh bắt, nuôi trồng, hoặc đánh bắt hoặc nuôi trồng, các Chi hội Nghề cá tập hợp ngƣ dân ở nhiều quy mô: liên thôn trong xã, trọn thôn hoặc bộ phận ngƣ dân trong cùng một khu vực sản xuất. Ngoài 18 Chi hội toàn là ngƣ dân ở cơ sở nhƣ đề cập trên, một Chi hội Phát triển Cộng đồng Nghề cá cũng đƣợc thành lập với các thành viên hoàn toàn tự do, là các nhà khoa học, quản lý... với sự hoạch định chức năng lâu dài của Chi hội đặc biệt này là giúp đỡ hỗ trợ kỹ thuật các Chi hội Nghề cá cơ sở về mọi mặt.
27
Một số các Chi hội Nghề cá đƣợc các dự án trong nƣớc và quốc tế hỗ trợ thành lập hoạt động, số khác thì đƣợc thành lập trên cơ sở chủ động từ sáng kiến của ngƣ dân địa phƣơng và chính quyền cấp cơ sở, do nhận thức đƣợc việc có tổ chức ngƣ dân sẽ tốt hơn trong việc tổ chức sản xuất và quản lý thuỷ sản. Bảng 3.7 dƣới đây là kết quả điều tra số lƣợng Chi hội Nghề cá cơ sở hiện có ở Thừa Thiên Huế ở thời điểm cuối năm 2006.
Bảng 3.7: Chi hội Nghề cá cơ sở ở Thừa Thiên Huế đến 31/12/2006 TT Tên Chi hội Nghề cá "XXX"
(theo nhƣ khuôn dấu)
Ngày thành lập
Xã, Huyện
1 Quảng Thái 09/6/03 Quảng Thái, Quảng Điền 2 Lộc Bình I 17/7/03 Lộc Bình, Phú Lộc
3 Hà Công - Quảng Lợi 03/8/04 Quảng Lợi, Quảng Điền 4 Định cƣ - Phú An 07/3/05 Phú An, Phú Vang
5 Khu nuôi tôm công nghiệp Quảng Công
01/4/05 Quảng Công, Quảng Điền
6 Lai Hà - Quảng Thái 30/6/05 Quảng Thái, Quảng Điền 7 Phú Mỹ I 05/8/05 Phú Mỹ, Phú Vang
8 Thuận An I 25/11/05 Thuận An, Phú Vang 9 Phong Hải 25/11/05 Phong Hải, Phong Điền 10 Thuỷ Diện - Phú Xuân 10/01/06 Phú Xuân, Phú Vang 11 Thôn 8 - Điền Hải 16/01/06 Điền Hải, Phong Điền 12 Hà Trung 5 - Vinh Hà 21/02/06 Vinh Hà, Phú Vang 13 Đội 16 - Vinh Phú 13/7/06 Vinh Phú, Phú Vang
14 Phƣớc Lập - Quảng Phƣớc 31/7/06 Quảng Phƣớc, Quảng Điền 15 Hƣơng Giang - Hải Dƣơng 22/9/06 Hải Dƣơng, Hƣơng Trà 16 Đầm Phá Vinh Hiền 29/9/06 Vinh Hiền, Phú Lộc
17 Tự nhiên Quảng An 21/11/06 Quảng An, Quảng Điền 18 Nuôi trồng An Mỹ-Quảng An 21/11/06 Quảng An, Quảng Điền
Phân tích thêm ở Bảng 3.7, có thể thấy rằng ngoài Chi hội Nghề cá Lộc Bình 1 gần nhƣ không chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ mô hình nghiên cứu Quảng Thái, các Chi hội Nghề cá còn lại khắp toàn tỉnh có sự tác động trực tiếp từ mô hình nghiên cứu, qua cơ cấu tổ chức và hoạt động. Nếu chia giai đoạn từ lúc ra đời Chi hội Nghề cá Quảng Thái, điểm thực hiện mô hình nghiên cứu đến thời điểm 25/10/2004, là thời điểm ra quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quy hoạch quản lý khai thác thuỷ sản trên đầm phá, trong đó công bố rõ: Nhà nƣớc cấp tỉnh sẽ dựa vào hệ thống Hội Nghề cá để làm đối tác chính trong quản lý nghề cá đầm phá Thừa Thiên Huế, thì ngoài trƣờng hợp Lộc Bình nói trên chỉ có Chi hội Nghề cá Hà Công - Quảng Lợi phát triển thêm. Đây đƣợc xem là "mô hình ứng dụng tự phát" trong khi chƣa có định hƣớng tổng thể. Thôn làng cá Hà Công thuộc xã Quảng Lợi nằm sát ngay bên thôn Trung Làng xã Quảng Thái, nơi xây dựng mô hình nghiên cứu, nên cả ngƣ dân và chính quyền cơ sở ở đây đã tiếp thu, học tập áp dụng một cách thuận lợi. Phân tích trên bình diện khách quan, dù rằng cộng đồng ngƣ dân thôn Hà Công có ý thức trong phát triển, để tự giác áp dụng làm tƣơng tự, nhƣng quá trình áp dụng mô hình Quảng Thái vẫn đƣợc xem là "tự phát" vì không có sự hƣớng dẫn điều hành, quản lý, thể chế chung. Sau thời điểm 25/10/2004, các Chi hội Nghề cá các nơi đƣợc thành lập và phát triển các hoạt động quản lý nghề cá, đƣợc xem là "hệ thống ứng dụng tự giác", hình thức cao hơn của việc áp dụng, khi mà đã có những công bố về mô hình và quan trọng hơn là có những quyết định từ nhà quản lý: thể chế đã đƣợc xác lập. Tuy nhiên, trƣờng hợp ra đời của Chi hội Nghề cá Phong Hải, một xã biển bãi ngang trong giai đoạn này vẫn đƣợc xem là quá trình tự phát, vì thể chế cho quản lý nghề cá vùng biển ven bờ vẫn chƣa đƣợc xác định rõ. Hình 3.4 dƣới
sơ đồ hoá sự ảnh hƣởng của mô hình nghiên cứu lên việc phát triển cả hệ thống các Chi hội Nghề cá trên toàn tỉnh theo các mốc thời điểm quan trọng. (Ra đời) (Công bố Quy hoạch) (Công bố Quy chế) (Ngày nay) 09/6/03 25/10/04 19/12/05 31/12/06 1 tự phát gián tiếp 1 tự phát trực tiếp 5 tự giác mức thấp 1 tự phát (vùng biển) 9 tự giác mức cao
Hình 3.4. Ảnh hƣởng của mô hình nghiên cứu lên phát triển hệ thống Từ sau 25/10/2004, có thể xác định thêm mốc thời điểm 19/12/2005, lúc mà "Quy chế quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế" ra đời, thể chế quản lý nghề cá dựa vào dân đã rõ hơn nữa, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy định rõ sẽ phân quyền cho các Chi hội Nghề cá cơ sở trong quản lý nghề cá đầm phá, thì số lƣợng Chi hội Nghề cá cơ sở đƣợc thành lập ngày càng nhiều hơn. Có thể xem từ đây là sự "tự giác mức cao" trong áp dụng mô hình. Khi xem xét các mô hình tƣơng tự khác ở Việt Nam thì việc "áp dụng tự giác" hầu nhƣ không có, vì gần nhƣ không có mô hình nào đạt đƣợc thể chế tốt. Áp dụng tự phát các mô hình đôi nơi cũng diễn ra, nhƣng dƣới quan điểm khoa học thì chúng không thể trở thành một hệ thống vì tính đơn lẻ, không thể chế.
Nhìn chung, quá trình phát triển hệ thống hiện nay của Thừa Thiên Huế là ở giai đoạn khởi phát, nên việc tuyên truyền, vận động đa số ngƣ dân khai thác, nuôi trồng thuỷ sản tham gia vào Chi hội Nghề cá đƣợc thiết lập gắn với vùng ngƣ trƣờng cụ thể là quan trọng. Bảng 3.8 giới thiệu sự phát triển hội viên của từng Chi hội Nghề cá cơ sở từ lúc thành lập ban đầu của Chi hội đó cho đến thời điểm điều tra cuối năm 2006.
Bảng 3.8: Hội viên và loại hình sản xuất Nghề cá đến 31/12/2006
T T
Tên Chi hội Nghề cá (khuôn dấu)
Số lƣợng Hội viên Loại hình sản xuất, địa điểm (đầm phá, ven đầm phá, trên cát, biển...)
Ban đầu 12/2006
1 Quảng Thái 108 131 Nuôi trồng và khai thác thủy sản trên đầm phá
2 Lộc Bình I 56 53 Nuôi trồng và khai thác thủy sản trên đầm phá
3 Hà Công - Quảng Lợi 68 90 Nuôi trồng và khai thác thủy sản trên đầm phá
4 Định cƣ - Phú An 25 101 Nuôi trồng và khai thác thủy sản trên đầm phá
5 Khu nuôi tôm công nghiệp Quảng Công
36 61 Nuôi tôm trên vùng đất cao ven đầm phá
6 Lai Hà - Quảng Thái 90 91 Nuôi trồng và khai thác thủy sản trên đầm phá
7 Phú Mỹ I 23 25 Nuôi trồng thủy sản trên đầm phá
8 Thuận An I 25 25 Nuôi trồng thủy sản trên đầm phá
9 Phong Hải 14 52 Nuôi trồng trên cát và khai thác thủy sản trên biển 10 Thuỷ Diện - Phú
Xuân
21 23 Nuôi trồng và khai thác thủy sản trên đầm phá
11 Thôn 8 - Điền Hải 82 82 Nuôi trồng và khai thác thủy sản trên đầm phá
12 Hà Trung 5 - Vinh Hà 34 33 Nuôi trồng và khai thác thủy sản trên đầm phá
13 Đội 16 - Vinh Phú 41 53 Khai thác thủy sản đầm phá 14 Phƣớc Lập - Quảng 19 91 Nuôi trồng và khai thác
Phƣớc thủy sản trên đầm phá 15 Hƣơng Giang - Hải
Dƣơng
49 49 Nuôi lồng thủy sản trên đầm phá
16 Đầm Phá Vinh Hiền 134 102 Khai thác thủy sản đầm phá 17 Tự nhiên Quảng An 31 34 Khai thác thủy sản đầm phá 18 Nuôi trồng An Mỹ -
Quảng An
30 31 Nuôi trồng thủy sản ven đầm phá
Trong đợt khảo sát tháng 12/2006, ở hầu hết các Chi hội Nghề cá cơ sở đều phát triển, kết nạp thêm thành viên ngƣ dân. Do trong quá trình vận động thành lập ban đầu thƣờng có hạn chế về thông tin, thời gian... nên khi ngƣ dân trong khu vực đƣợc biết có tổ chức Chi hội Nghề cá thành lập, nhiều ngƣời mong muốn đứng vào hàng ngũ của Chi hội Nghề cá. Việc kết nạp thêm thành viên mới hoàn toàn do Chi hội Nghề cá cơ sở tự quyết định với điều kiện rất đơn giản là có tham gia nghề cá trong khu vực. Trong số 3 Chi hội Nghề cá có sự giảm sút về số thành viên đều ở dạng đặc biệt, ở Chi hội Nghề cá Đầm phá Vinh Hiền có sự sụt giảm lớn số lƣợng thành viên dù chỉ mới thành lập trong 3 tháng là do quá trình chuyển đổi tổ chức ngƣ dân. Chi hội Nghề cá này hình thành dựa trên "Tập đoàn Sáo Vinh Hiền" trƣớc đây. Có thể với hình thức quản lý chặt chẽ hơn nên một số ngƣ dân đã ra khỏi tổ chức. Tuy có một số sụt giảm về lƣợng thành viên, nhƣng đó đây cũng chƣa phải là quá trình giảm bớt năng lực khai thác nghề cá quy mô nhỏ, nhƣ SEAFDEC định hƣớng: Các thành viên của cộng đồng sẽ muốn giảm bớt số lƣợng ngƣời tham gia trong hệ thống quyền đánh cá khi áp dụng hệ thống quyền sử dụng của cộng đồng [67, tr.24]. Có thể, về sau khi đã nhận đƣợc "quyền đánh cá" chính thức từ Nhà nƣớc, thì cơ chế nói trên trong Hƣớng dẫn của SEAFDEC mới đƣợc chiêm nghiệm trong thực tiễn Thừa Thiên Huế.
Hệ thống Chi hội Nghề cá cơ sở ở Thừa Thiên Huế chƣa có các thành viên không chính thức, thành viên không chính thức của các Chi hội Nghề cá
cơ sở có thể là cần thiết trong tƣơng lai, khi Chi hội đã phát triển hơn. Các nhà nghiên cứu, quản lý, thƣơng mại, đầu tƣ sản xuất thuỷ sản... có thể tham gia vào Chi hội Nghề cá cấp cơ sở với tƣ cách là thành viên không chính thức, để giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển. Tuy nhiên, Chi hội Nghề cá cấp cơ sở có quyền kết nạp hoặc từ chối các thành viên này [46, đ.10]. Chính phủ thì có quy định về "Hội viên liên kết" và "Hội viên danh dự" [10, đ.18]. SEAFDEC lại có quan điểm khác về thành viên không chính thức của Tổ chức Quản lý Nghề cá Cộng đồng là áp dụng cho những ngƣời đã có truyền thống sử dụng nguồn lợi trong vùng xác định của tổ chức ngƣ dân nhƣng không cùng sống trong cộng đồng [67, tr.24]. Trong thiết kế Chi hội Nghề cá cơ sở ở Thừa Thiên Huế thì thành viên chính thức không nhất thiết phải sống trong vùng đất ở liền kề ngƣ trƣờng, mà là các thành viên làm việc trong cùng ngƣ trƣờng, vùng mặt nƣớc nhất định phải kết cấu cùng nhau. Tất nhiên, việc thành viên chính thức không ở trong vùng cƣ trú chung của cộng đồng là điều hạn hữu và họ buộc phải tham gia sinh hoạt vào các tổ chức ngƣ dân ở địa phƣơng có quyền trong vùng ngƣ trƣờng, nếu không họ có thể sẽ không có quyền tiếp cận nguồn lợi. Vấn đề xâm canh và khai thác thuỷ sản truyền thống trên đầm phá Thừa Thiên Huế hiện nay còn quá phức tạp, những nguyên tắc tổ chức ngƣ dân ban đầu cũng nhƣ hoạch định vùng đánh cá cho họ góp phần giải quyết từng bƣớc, ngày càng rõ hơn quyền sử dụng.
Sự phát triển các Chi hội Nghề cá cơ sở cho đến nay, ghi nhận một hệ thống tổ chức ngƣ dân đã hình thành tại Thừa Thiên Huế với quy mô ngày càng lớn, hình thức tổ chức dân chủ, tự trang trãi, Nhà nƣớc không bao cấp ngân sách. Giai đoạn ban đầu với sự tham gia của cán bộ quản lý thuỷ sản ở Hội Nghề cá cấp tỉnh là quá độ lịch sử, cần thiết trong thời kỳ khởi phát hệ thống. Hiện nay trọng tâm của hệ thống là các Chi hội Nghề cá ở cơ sở, mà
hội viên hoàn toàn là các ngƣ dân. Đây là điều tích cực của hệ thống Hội Nghề cá Thừa Thiên Huế so với các tổ chức ngƣ dân ở các địa phƣơng khác nhau trong toàn quốc vào thời điểm hiện nay. Hình 3.5 bên dƣới cho thấy cơ cấu tổ chức hệ thống Hội Nghề cá ở Thừa Thiên Huế.
Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống Hội Nghề cá tỉnh Thừa Thiên Huế
Mỗi một Chi hội Nghề cá vừa có tính độc lập, đặc thù từng địa phƣơng và các hoạt động đa dạng của nghề cá. Đồng thời các Chi hội lại có đƣợc thể thức chung, nằm trong một hệ thống từ cơ sở đến cấp quốc gia, rất thuận tiện trong việc nâng cao vị thế của tổ chức cũng nhƣ các hợp tác quản lý và phát triển kinh tế thuỷ sản từ thấp đến cao về sau. Mấu chốt của sự năng động này có thể thấy đƣợc vai trò của một cấp Hội trung gian giữa Trung ƣơng và cơ sở. Sự thiết kế một Tỉnh hội Nghề cá đƣợc uỷ quyền từ chính quyền cấp tỉnh, quyết định thành lập các Chi hội Nghề cá cơ sở độc lập là sự khác biệt của Thừa Thiên Huế so với các tỉnh khác, điều này góp phần phát triển hệ thống các Chi hội Nghề cá cơ sở thuận lợi ở địa phƣơng.
Thể chế của tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận các Chi hội Nghề cá cơ sở là đối tác chính của Nhà nƣớc thực hiện việc quản lý thuỷ sản ở đầm phá cũng là một nguyên nhân khác, làm cho các Chi hội Nghề cá ở đây kết cấu thành một hệ thống. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khi chính quyền quyết định, thì đã nhìn thấy
HỘI NGHỀ CÁ THỪA THIÊN HUẾ
CHI HỘI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG CHI HỘI NGHỀ CÁ QUẢNG THÁI CHI HỘI NGHỀ CÁ LỘC BÌNH 1 CHI HỘI NGHỀ CÁ ...
HỘI VIÊN TẬP THỂ: CÔNG TY, HTX, NGHIỆP ĐOÀN...
đƣợc một hệ thống tổ chức ngƣ dân tiềm năng ở đây, mà Nhà nƣớc có thể dựa vào đó để quản lý thuỷ sản có hiệu lực và hiệu quả hơn. Về cơ cấu ngành nghề, nhìn chung hiện các Chi hội Nghề cá cơ sở ở Thừa Thiên Huế đƣợc thiết lập dựa trên vùng lãnh thổ là chính chứ không dựa vào ngành nghề nhƣ mô hình của Trung ƣơng Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), giới thiệu ở hình 3.6 sau:
Chi hội Câu lạc bộ (CLB) ở đây đƣợc xem là Chi hội Nghề cá cơ sở
Hình 3.6: Cơ cấu tổ chức Tỉnh Hội Nghề cá của VINAFIS [21]
Thực tiễn nghề cá quy mô nhỏ ở Thừa Thiên Huế, cơ cấu tổ chức theo ngành nghề sẽ không phù hợp với tính chất quản lý tổng hợp vùng ven bờ biển (integrated coastal zone management) và quản lý nghề cá dựa vào cộng