Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long:

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 40)

2.2.1. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng:

Trong điều kiện tình hình trong nước và thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi, lãi suất đầu vào biến động khó lường, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác ngày càng mạnh mẽ, nên hoạt động tín dụng gặp nhiều thách thức. Nhưng với sự nỗ lực tìm kiếm thị trường trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh

nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng nên đảm bảo mục tiêu đề ra.

Trong những năm vừa qua, KLB luôn tập trung nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân trong giai đoạn 2007 - 2011 đạt 62,03% và tỷ lệ nợ xấu luôn được khống chế ở mức thấp hơn 2%.

Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng 2007 - 2011

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng trưởng BQ (%)

1. Theo loại tiền tệ 1.351.742 2.195.377 4.874.377 7.008.346 8.403.856 62,0%

- VNĐ 1.351.742 2.190.728 4.775.633 6.732.334 8.067.702 60,2%

- Ngoại tệ 0 4.649 98.744 276.012 336.154 741,8%

2. Theo thời hạn vay 1.351.742 2.195.377 4.874.377 7.008.436 8.403.856 62,0%

- Ngắn hạn 1.003.376 1.699.350 3.553.697 4.660.851 5.588.850 57,4% - Trung, dài hạn 348.366 496.027 1.320.680 2.347.585 2.815.006 88,0% 3. Theo khu vực 1.351.742 2.195.377 4.874.377 7.008.436 8.403.856 62,0% - Hội sở 24.540 25.509 181.659 687.926 836.825 229,1% - Kiên Giang 1.139.882 1.503.224 2.286.076 2.574.221 2.446.654 19,9% - ĐBSCL 23.766 155.141 855.129 1.398.392 1.862.834 275,2% - TP.HCM, Miền Đông 124.705 322.083 806.934 1.148.072 1.697.095 80,2% - Miền Bắc 36.123 87.535 360.530 541.707 706.618 133,7% - Miền Trung 2.726 101.885 384.049 658.118 853.830 126,0%

Nguồn: Ngân hàng Kiên Long

2.2.1.1. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ:

Do đặc thù khách hàng chủ yếu là hộ nông dân, DNNVV nên loại tiền cho vay chủ yếu là VNĐ. Tuy nhiên, ba năm trở lại đây, phát triển thêm một số sản phẩm mới nhằm phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên trong cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ tồn tại trạng thái ngoại tệ.

Theo số liệu thống kê, tỷ trọng ngoại tệ trong cơ cấu dư nợ tín dụng không đáng kể nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh và là một tiềm năng lớn, ngoài thu nhập từ lãi cho vay, còn thu được lãi từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá và các loại phí liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ 2007 - 2011

Đơn vị tính: % Năm Loại tiền 2007 2008 2009 2010 2011 (+/-) năm 2011 so với 2010 VNĐ 100,0 99,8 98,0 96,1 96,0 - 0,1 Ngoại tệ 0,0 0,2 2,0 3,9 4,0 + 0,1

Nguồn: Ngân hàng Kiên Long

2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ. Tuy nhiên, dù ít hơn về mặt giá trị nhưng cho vay trung dài hạn có tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn. Cụ thể tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của các khoản vay ngắn hạn năm 2011 chỉ là 57,4% trong khi trung dài hạn là 88,0%. Sự tăng nhanh của dư nợ trung dài hạn là do từ năm 2009 đến nay, KLB đã tăng tỷ trọng cho các khoản vay đầu tư dự án.

Đồ thị 2.3 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay 2007 – 2011

T

y

d

on

2.2.1.3. Cơ cấu dư nợ theo khu vực:

Xem xét dư nợ tín dụng được phân chia theo khu vực, rõ ràng địa bàn Kiên Giang do yếu tố lịch sử luôn đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ theo khu vực 2007 – 2011

Đơn vị tính: % Năm Địa bàn 2007 2008 2009 2010 2011 (+/-) năm 2011 so với 2010 Hội sở 1,8 1,2 3,7 9,8 10,0 + 0,2 Kiên Giang 84,3 68,5 46,9 36,7 29,1 - 7,6 ĐBSCL 1,8 7,1 17,5 20,0 22,2 + 2,2 TP.HCM, Miền Đông 9,2 14,7 16,6 16,4 20,2 + 3,8 Miền Bắc 2,7 4,0 7,4 7,7 8,4 + 0,7 Miền Trung 0,2 4,6 7,9 9,4 10,2 + 0,8

Nguồn: Ngân hàng Kiên Long

Năm 2007, địa bàn Kiên Giang chiếm 84,3% dư nợ toàn hệ thống, các năm tiếp theo tỷ trọng này có xu hướng giảm dần vì mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã bắt đầu mở rộng, đến năm 2011 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 29,1% tương ứng dư nợ là 2.446,6 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực miền Bắc với hai chi nhánh thành lập giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008, cùng khoảng thời gian với khu vực Miền đông nam bộ (cũng với 2 chi nhánh, đến 2010 thì lập thêm một chi nhánh nữa tại Đồng Nai) nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng phát triển chậm hơn, thể hiện qua tỷ trọng năm 2008 của khu vực này chỉ chiếm 4,0% so với 14,7%, đến năm 2011 tỷ trọng 8,4% chưa bằng một nửa so với tỷ trọng khu vực so sánh.

Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (trừ Kiên Giang) và khu vực miền Trung đã bắt đầu hoạt động từ năm 2008 với quy mô phòng giao dịch, sau đó nâng cấp lên chi nhánh trong năm 2009, nên tốc độ phát triển nhanh nhưng vẫn còn thiếu ổn định và chất lượng tín dụng chưa cao. Cơ cấu dư nợ theo địa bàn trên cho thấy được đối tượng khách hàng và cơ cấu cho vay vẫn chủ yếu ở khu vực nông thôn và chỉ phát triển sang khu vực đô thị trong những năm gần đây.

2.2.1.4. Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay:

Cơ cấu dư nợ cho vay theo mục đích đã có sự thay đổi lớn, nếu như giai đoạn từ 2007 đến 2008, dư nợ cho vay SXKD và nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng cho vay tiêu dùng thấp, dưới 13%. Sang năm 2009, tỷ trọng này đảo ngược, tỷ trọng cho vay tiêu dùng tăng lên rất nhanh, chiếm hơn 50%. Sự tăng tỷ trọng từ 13% lên hơn 50% đối với các khoản vay tiêu dùng trong năm 2009, lý giải là do NHNN cho phép các ngân hàng được thỏa thuận lãi suất (không bị khống chế trần) đối với các khoản vay tiêu dùng, trong khi các khoản vay SXKD, nông nghiệp bị khống chế bởi trần lãi suất cơ bản.

Năm 2011, chứng kiến sự thay đổi lớn trong cơ cấu dư nợ theo mục đích vay, đó là sự lên ngôi của các khoản vay SXKD, chiếm tỷ trọng gần 49,5%. Ngược lại, tỷ trọng cho vay tiêu dùng từ hơn 50% năm 2009 đã giảm xuống rất nhanh chỉ còn 20,0%. Còn dư nợ cho vay sản xuất nông nghiệp những năm trở lại đây đã giảm xuống rõ rệt, không còn chiếm tỷ trọng lớn như giai đoạn 2007 trở về trước.

Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay 2007 – 2011

Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 (+/-) năm 2011 so với 2010 Cho vay SXKD 40,4 44,7 30,9 33,8 49,5 + 15,7

Cho vay tiêu dùng 13,3 12,3 54,0 44,0 20,0 - 24,0 Cho vay nông nghiệp 46,3 43,0 15,1 22,2 30,5 + 8,3

Nguồn: Ngân hàng Kiên Long

2.2.1.5. Cơ cấu dư nợ theo chất lượng tín dụng:

Theo số liệu ở bảng trên, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Kiên Long được kiểm soát tương đối tốt. Mặc dù dư nợ cho vay tăng trưởng rất nhanh nhưng tỉ lệ nợ xấu tăng chậm, đây là tín hiệu đáng mừng. Nếu như năm 2010, tỉ lệ nợ xấu là 1,34% thì đến năm 2011 tỷ lệ này là 2,76%, một con số không nhỏ, nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép và kiểm soát được.

Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ theo chất lượng tín dụng 2007 – 2011 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 (+/-) năm 2011 so với 2010 Nhóm 1 98,2 96,4 97,5 96,6 94,0 - 2,6 Nhóm 2 0,6 2,0 1,3 2,1 3,3 + 1,2 Nhóm 3 0,4 0,7 0,5 0,6 1,4 + 0,8 Nhóm 4 0,4 0,4 0,4 0,4 1,0 + 0,6 Nhóm 5 0,4 0,5 0,3 0,3 0,3 0,0

Nguồn: Ngân hàng Kiên Long

Thời gian qua Ngân hàng chú trọng nâng cao hiệu quả công tác thẩm định khách hàng, thông qua triển khai áp dụng thí điểm công cụ đánh giá, xếp loại khách hàng và đào tạo nâng cao trình độ nhân viên. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng nhưng không đáng lo ngại, trong đó nợ nhóm 5 tăng chậm từ 0,35% năm 2009 lên 0,38% năm 2010 và tăng tiếp lên 0,39% vào cuối năm 2011, nợ nhóm 4 cũng tương tự như vậy, năm 2009 tăng từ 0,36% lên đến 0,40% vào năm 2010, đến cuối năm 2011 tỷ lệ này tăng hơn 2 lần so với năm 2010 là 0,97%.

Trong năm 2010 và 2011 công tác thu hồi và xử lý nợ diễn ra quyết liệt hơn, không những tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng tín dụng mà còn góp phần tăng lợi nhuận thông qua việc giảm trích lập dự phòng theo Quyết định 493 của NHNN. Tuy nhiên, do ảnh hưởng khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, nên trong năm 2010 và 2011 nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều kho khăn, Chính phủ đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng trưởng tín dụng chậm đi nhiều, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, doanh thu giảm mạnh, công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp rất nhiều kho khăn, nợ xấu ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 1,34% thì cuối năm 2011 tăng lên 2,76%.

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Và Ngân hàng Kiên Long dường như cũng không thoát ra được quy luật khắc nghiệt đó của thị trường. Trong giai đoạn 2008-2010 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng Kiên Long luôn được duy trì ở mức thấp khoảng trên dưới

2,5%/tổng dư nợ; Tuy nhiên trong năm 2011, chất lượng tín dụng của Ngân hàng Kiên Long giảm sút thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu có dấu hiện ngày càng tăng.

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu:

2.2.2.1. Chỉ tiêu hệ số an toàn vốn:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của Ngân hàng luôn đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN và cao hơn mức bình quân 8 - 11% của ngành, thậm chí là luôn vượt rất xa trong giai đoạn 2006 - 2008. Tuy nhiên đến năm 2011 trong khi vốn điều lệ đã tăng lên 3.000 tỷ đồng thì tổng tài sản có rủi ro sẽ giảm nên tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đã tăng trở lại so với 2010 (21,4%) đạt 34,5%. Bảng 2.9. Tỷ lệ an toàn vốn KLB 2007 – 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 (+/-) năm 2011 so với 2010 Vốn tự có 580 1.000 1.000 3.029 3.043 + 14 Tổng tài sản “Có” rủi ro 1.425 2.079 5.076 11.154 9.417 -1.737 Tỷ lệ an toàn vốn 40,7 48,1 19,7 27,4 34,5 + 7,1

Nguồn: Ngân hàng Kiên Long. 2.2.2.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn:

Song song với sự tăng trưởng tín dụng, tình hình nợ quá hạn được kiểm soát tương đối tốt và tỷ lệ này có xu hướng giảm qua từng thời kỳ. Nếu năm 2007, tỷ lệ này là 1,84% thì đến năm 2011 tăng lên đến 3,32%. Tuy nhiên, nếu xét về mặt giá trị, tổng dư nợ quá hạn năm 2011 rất cao gần 248 tỷ đồng, gấp 3,7 lần năm 2007.

Bảng 2.10. Nợ quá hạn KLB 2007 – 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 (+/-) năm 2011 so với 2010 Số dư nợ quá hạn 25 80 120 148 279 + 131 Tổng dư nợ 1.352 2.195 4.874 7.008 8.404 + 1.396 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,84 3,65 2,47 2,11 3,32 + 1,21

Tuy nhiên, phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi là do được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao, chủ yếu là bất động sản.

Mặt khác, các khoản vay đều được trích lập dự phòng theo đúng quy định, cụ thể, ngày 31/12/2011 dự phòng cho các khoản cho vay khách hàng đạt 81,7 tỷ đồng, tăng gần 113% so với năm 2010. Đồng thời, hệ số an toàn vốn tính đến ngày 31/12/2011 là 34,5%, tăng 13,1% so với năm 2010 (21,4%) và nằm trong mức an toàn cao (tuân thủ quy định của NHNN và cao hơn mức bình quân 8-11% của ngành) thể hiện sự chủ động của KLB trong vấn đề cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận mà vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng cần thiết.

Như vậy, trong giai đoạn vừa qua, chất lượng tín dụng của KLB vẫn khá ổn định và có xu hướng tốt hơn đi đôi với tăng trưởng quy mô tín dụng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ quá hạn vào cuối năm 2011, đây là một tín hiệu đáng mừng cho việc quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng. Trong tương lai sắp tới, để có thể xử lý nợ xấu tốt hơn thì việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp QTRRTD hiệu quả hơn là điều rất cần thiết.

2.2.2.3. Chỉ tiêu nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu của KLB các năm qua luôn ở giới hạn an toàn với tỷ lệ dưới 2%, con số này thấp hơn đáng kể nếu so với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là số tuyệt đối đã tăng lên rất nhanh, từ 77,7 tỷ đồng năm 2007 lên 232 tỷ đồng năm 2011, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng. Năm 2008, dưới tác động của khủng hoảng tài chính, sau đó là sự suy giảm kinh tế tác động nên tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ còn 62,41%, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 1,66%.

Đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng lên nhanh, đồng thời chú trọng công tác xử lý nợ, tăng cường giám sát chất lượng tín dụng một cách chặt chẽ, kết quả là đến cuối năm, dư nợ cho vay đạt trên 7.008 tỷ đồng, tăng 43,78% so với năm 2009, đồng thời tỷ lệ nợ xấu giảm xuống nhanh, chỉ còn 1,34%, tương ứng số dư 93,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng tăng chậm lại, tăng 19,9% so với năm 2010, đồng thời nợ xấu cũng tăng theo ở mức 2,76%.

Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ xấu 2007 – 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 (+/-) năm 2011 so với 2010 Số dư nợ xấu 16 35 58 91 227 + 136 Tổng dư nợ 1.352 2.195 4.874 7.008 8.404 + 1.396 Tỷ lệ nợ xấu 1,27 1,66 1,17 1,34 2,76 + 1,40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Ngân hàng Kiên Long

Tuy tỷ lệ nợ trong thời gian qua được kiểm soát ở mức an toàn cho phép, kết quả đạt được một phần là do Ban lãnh đạo KLB đã bắt đầu chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

2.2.2.4. Chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng:

Qua bảng số liệu bảng dưới nhận thấy, hệ số rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2007 đến 2011 có xu hướng giảm. Nếu như năm 2007, hệ số này là 61,4% đến năm 2011 là 59,7%. Trong đó, giai đoạn từ năm 2008 về trước luôn ở mức cao và đỉnh điểm là 74,7% năm 2008. Đây là thời điểm Ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp theo chính sách hỗ trợ lãi suất của NHNN, mặt khác ngoài cho vay, các danh mục đầu tư khác rất thấp (vốn điều lệ 580 tỷ đồng) nên hệ số rủi ro tín dụng tăng cao.

Bảng 2.12. Chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng 2007 – 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 (+/-) năm 2011 so với 2010

Tổng dư nợ cho vay 1.352 2.195 4.874 7.008 8.404 + 1.396 Tổng tài sản có 2.202 2.938 7.475 12.627 14.077 + 1.450 Hệ số rủi ro tín dụng 61,4 74,7 65,2 55,5 59,7 + 4,2

Nguồn: Ngân hàng Kiên Long

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 40)