Đầu tư, nâng cấp xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại:

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 68)

Là một trong những NHTM Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với quốc tế, để có thể đáp ứng yêu cầu hội nhập, các chuẩn mực quốc tế đặt ra và giúp lãnh đạo ngân hàng có thể quản lý tài sản, an toàn hệ thống tốt hơn, nhất là quản trị rủi ro tín dụng, KLB cần đầu tư, hoàn thiện một hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, xứng tầm khu vực và thế giới để thực hiện tốt hơn công tác này. KLB đang là một trong những ngân hàng hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đưa hệ thống công nghệ của ngân hàng đủ sức hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng đáp ứng các chuẩn mực yêu cầu của Hiệp ước Basel II, giải pháp cụ thể như sau:

Một là, Phòng Công nghệ thông tin nhanh chóng triển khai thực hiện dự án hiện đại hóa công nghệ đã được Hội đồng quản trị duyệt từ năm 2008. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ với hệ thống Core banking mới. Khi triển khai cần quan tâm đến tính an toàn, bảo mật, nhất là trong việc chuyển đổi dữ liệu.

Hai là, tích hợp hệ thống Core banking với các hệ thống khác nhằm triển khai các dịch vụ thẻ, thanh toán tự động, ngân hàng điện tử như Home banking, Internet banking, Phone banking để ngày càng tạo nhiều tiện ích cho khách hàng giao dịch với ngân hàng.

Ba là, tăng cường liên doanh, liên kết và hợp tác giữa các ngân hàng, các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao.

Bốn là, trong đổi mới trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cần chú trọng đi đôi với sắp xếp lại nguồn nhân lực và đổi mới phương thức quản trị ngân hàng hiện đại.

Năm là, ứng dụng công nghệ, tự động hóa vào các quá trình liên quan đến hoạt động tín dụng nên có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng, chi phí thấp và giảm rủi ro. Do đó, sai sót và thiên vị cá nhân được loại bỏ tối đa. Theo ông Nguyễn Quang Đức, từng giữ vị trí Giám đốc tín dụng ANZ Bank Hà Nội, đánh giá giữa phương pháp quản trị rủi ro truyền thống và hiện đại: “Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống ngân hàng này là công nghệ quản trị rủi ro. Đối với ngân hàng nước ngoài điều đó đã được quan tâm từ lâu và họ có nhiều công cụ để thực hiện”.6

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 68)