Thực hiện tốt quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro:

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 71)

KLB cần tiếp tục phát huy, tuân thủ Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN. Việc tuân thủ quy định này không những từng bước đưa hoạt động của KLB xích gần tới các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngân hàng mà còn nâng cao chất lượng cho hoạt động ngân hàng nói chung và giảm thấp RRTD nói riêng. Đây chính là một tiền đề quan trọng giúp KLB có thể từng bước đạt đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo yêu cầu của Hiệp ước Basel II vì cùng với giảm thấp RRTD thì lượng vốn yêu cầu duy trì để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sẽ thấp xuống. Ngoài ra, bản thân việc dự phòng rủi ro cũng có ý nghĩa tương tự như duy trì an toàn vốn tối thiểu là để đối phó với rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng, nên KLB phải thực hiện tốt phân loại nợ và trích lập rủi ro để từ đó hỗ trợ từng bước tiến tới đạt yêu cầu hệ số an toàn vốn tối thiểu theo yêu cầu Basel II. Một đề xuất là KLB cần thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng nên có các nội dung sau:

Thứ nhất, Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Thứ hai, Xây dựng các tiêu chí cho việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Các tiêu chí này phải tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ ba, Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Thứ tư, Hoàn chỉnh và tiến tới phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp định tính. Theo đó, chính sách trích dự phòng rủi ro và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được NHNN phê duyệt trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng tài chính của ngân hàng, thể hiện đúng bản chất của dự phòng các tổn thất. Các tài sản có được dự phòng rủi ro theo chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp ngân hàng đối phó kịp thời các tài sản có xu hướng rủi ro.

Thứ năm, Các chính sách và quy trình trích lập dự phòng rủi ro phải xác định các tiêu chí của những khoản trích lập dự phòng rủi ro lớn.

Thứ sáu, Các khoản trích lập dự phòng rủi ro lớn phải được thông báo ngay cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban điều hành.

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)