Hoàn thiện các thành phần khung qui trình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 27)

a) Cơ sở hạ tầng dữ liệu thông tin tín dụng (TTTD):

Basel II yêu cầu có một sự chuẩn hoá, hay còn gọi là sự thống nhất chung về kết cấu dữ liệu, theo đú nú thể hiện trong việc thu thập dữ liệu, tổng hợp, hợp chuẩn và thống nhất dữ liệu về toàn bộ liên quan đến hoạt động tín dụng. Những yêu cầu đối với dữ liệu tín dụng bao gồm:

- Thông tin sản phẩm: Hệ thống kiến trúc dữ liệu phải đảm bảo cung cấp được thông tin về tất cả các loại sản phẩm mà ngân hàng đang áp dụng.

- Xây dựng dữ liệu: Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo cho việc tính toán chính xác các chỉ số xác suất vỡ nợ (PD), mất vốn do vì nợ (LGD), rủi ro vỡ nợ (EAD), để từ các giá trị này sẽ xác định được lỗ dự kiến (EL).

- Dữ liệu phải cung cấp được quá trình lịch sử , dữ liệu liên quan đến rủi ro, đánh giá phân loại, xác suất vỡ nợ, khả năng mất vốn và thu hồi nợ ngoại bảng.

b) Tính toán rủi ro:

Theo Basel II còn có thể tính xác suất rủi ro dự kiến, hay tổn thất dự kiến EL (Expected Loss) theo khả năng vỡ nợ PD (Probability of Default) với mức độ tổn thất khi vỡ nợ LGD (Loss Given Default) theo công thức sau:

Basel II cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các phương pháp đo lường, thử nghiệm rủi ro tín dụng. Thử nghiệm là công cụ nhằm xem xét đánh giá rủi ro và yêu cầu vốn sự thay đổi cần thiết như thế nào trong trường hợp môi trường kinh tế yêu cầu cần phải có một cách tiếp cận tiên tiến hơn đối với quản trị rủi ro. Nhà quản trị ngân

hàng cần xem xét kết quả của thử nghiệm đó khi xác định mức vốn cần thiết để thoả món các yêu cầu về tỷ lệ vốn tối thiểu.

c) Các kỹ thuật hạn chế rủi ro:

Các giải pháp kỹ thuật hạn chế RRTD được kể đến đó là bù trừ giá trị, lập mạng lưới vị thế (netting position), bảo lãnh, công cụ phái sinh tín dụng. Module tài sản bảo đảm tiền vay cần thiết phải có cơ chế áp dụng bù trừ trong tổng giá trị tài sản bảo đảm với tổng dư nợ vay của một khách hàng đối với ngân hàng. Nó phải có đủ độ linh hoạt để xác định tiêu chí cho nhiều loại tài sản bảo đảm và áp dụng tỷ lệ khấu trừ tài sản đảm bảo dựa trên tính dễ thay đổi giá trị, chênh lệch kỳ hạn và rủi ro chuyển đổi loại tiền.

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 27)