Quản lý và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay:

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 84)

Để đảm bảo các khoản vay sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả, cần sử dụng triệt để các giải pháp sau:

Thứ nhất, Chỉ thực hiện giải ngân theo đúng quyết định cấp tín dụng đã được duyệt, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt và ưu tiên phương thức thanh toán chuyển khoản trực tiếp cho người thụ hưởng.

Thứ hai, Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng, có kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Đối với những khách hàng có xếp hạng tín dụng

cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.

Thứ ba, Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần phải kiểm tra thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

Thứ tư, Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng,… để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.

Thứ năm, Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay. Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp thời thu nợ đúng hạn.

3.2.4.4. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề:

Chú trọng công tác phân tích nguyên nhân nợ quá hạn của từng khách hàng, từ đó có biện pháp tháo gỡ. Cụ thể:

Thứ nhất, Đối với những khách hàng nợ quá hạn có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, có thể xem xét khả năng trả nợ và phương thức sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để quyết định cho vay. Việc cho vay đảm bảo thu hồi vốn, giúp khách hàng vượt qua khó khăn.

Thứ hai, Xác định phương án cơ cấu nợ. Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, chứng minh được khả năng hoàn trả khi đến hạn sau khi được cơ cấu lại nợ thì ngân hàng sẽ cơ cấu lại. Để thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu.

Thứ ba, Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả, cần quản lý chặt chẽ khoản vay và thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ, như: tìm khách hàng có khả năng về

tài chính nhận lại nợ; phát mại các tài sản bảo đảm; khởi kiện ra tòa; tận thu nợ ngoại bảng và nợ khoanh.

Thứ tư, Việc xử lý dự phòng rủi ro là chuyện nội bộ của ngân hàng, không được tiết lộ thông tin cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro để tránh hiện tượng khách hàng biết chậm trả trong việc thanh toán nợ.

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 84)