Nhóm giải pháp chuẩn hóa hệ thống văn bản:

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 76)

Trên cơ sở hiện trạng và tự nghiên cứu, xin đề xuất các nội dung liên quan đến giải pháp chuẩn hóa hệ thống văn bản liên quan như sau:

3.2.3.1. Chính sách tín dụng:

Xây dựng chính sách tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc xây dựng các chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, quy mô và cơ cấu tín

dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực. Cụ thể, chính sách tín dụng nên được xây dựng theo hướng sau:

Thứ nhất, là về lãi suất. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, để chính sách lãi suất hiệu quả, đề xuất thành lập bộ phận/nhóm, tổ chuyên trách theo dõi diễn biến thị trường, chính sách điều hành vĩ mô, qua đó đưa ra các dự báo/kịch bản lãi suất trong thời gian tới. Mặt khác, chính sách lãi suất phải được xây dựng tùy thuộc vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay. Trên cơ sở đó, chính sách lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất linh hoạt cần được áp dụng cho những khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có dự án sử dụng vốn vay khả thi cũng như có tài sản đảm bảo thích hợp.

Thứ hai, là về khách hàng. Cần phải xây dựng chính sách khách hàng nhằm mục đích tạo dựng được một nhóm khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa các thành phần, vừa mở rộng thị phần lại vừa hạn chế rủi ro. Cụ thể: Phân loại khách hàng để có chính sách thích hợp; thường xuyên tiến hành trao đổi, đóng góp ý kiến để tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng; xây dựng chính sách theo hướng khép kín để có thể bán chéo sản phẩm cho nhau; nâng cao chất lượng dịch vụ và dịch vụ ngân hàng…

Thứ ba, là về tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra, vì vậy ngoài quy định về việc định giá để xác định giá trị tài sản đảm bảo, còn phải thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản. Đồng thời, cần thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá. Ngoài ra, cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà người thụ hưởng là ngân hàng.

Thứ tư, Chính sách tín dụng phù hợp với mô hình kinh doanh và phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, mức độ rủi ro, bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động cấp tín dụng của mình

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)