Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 87)

Yều tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Các giải pháp mà KLB cần thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong công tác quản trị RRTD như sau:

a)Đổi mới phương thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Quy hoạch nhân sự để đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp và kiến thức khoa học ngân hàng. Phối hợp tổ chức đào tạo về quản trị NHTM và kỹ năng quản lý cho lãnh đạo cấp cao và cấp trung thông qua. Cập nhật các kiến thức bổ trợ về luật pháp, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, marketing sản phẩm dịch vụ ngân hàng và các thông tin kinh tế cần thiết qua các buổi hội thảo chuyên đề, các khóa học ngắn hạn cho nhân viên.

Ngoài đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng làm việc văn phòng, cán bộ nhân viên còn phải thường xuyên rèn luyện, nâng cao khả năng giao tiếp ứng xử, chăm sóc phục vụ khách hàng.

Đa dạng hóa các hình thức đào tạo từ đào tạo tập trung là chủ yếu đến mở rộng hình thức đào tạo trực tuyến, hướng dẫn kèm cặp và nhất là luân chuyển công việc để nhân viên có cơ hội trau dồi thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm.

Tổ chức hội thi nghiệp vụ giỏi định kỳ hàng năm nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên Ngân hàng có điều kiện nghiên cứu sâu hơn các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, qua đó nâng cao trình độ nhận thức về chuyên môn, nghiệp vụ; bên cạnh đó giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm việc lẫn nhau; tăng tinh thần đoàn kết. Đây là một hướng mới nhằm biến những kiến thức thành tri thức khoa học.

Hai là, hoàn thiện các công cụ động viên, khuyến khích: Giải pháp này có ý nghĩa trước hết nhằm hạn chế tình trạng chảy máu chất xám, đồng thời thu hút thêm nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài. Bên cạnh đó việc hoàn thiện công cụ động viên khuyến khích cũng góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc của nhân viên, vì ngoài kiến thức (knowledge), kỹ năng (skill) có thể thay đổi qua đào tạo thì thái độ (attitude) chỉ có thể tác động bằng các công cụ động viên như chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc .

Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, Ngân hàng cần thay đổi chính sách lương, thưởng theo hướng tương xứng với kết quả kinh doanh và năng lực cá nhân.

Nếu thực hiện chính sách trên, sẽ tạo động lực rất lớn để người lao động nâng cao năng suất lao động, góp phần vào kết quả kinh doanh ngân hàng. Các cán bộ nhân viên yếu kém về nghiệp vụ, lười nghiên cứu, học tập hoặc không có khả năng tự phát triển sẽ chấp nhận thua kém người khác, do đó hoặc là phải phấn đấu vươn lên hoặc tự rút lui tìm công việc phù hợp hơn.

Ba là, phát huy hơn nữa vai trò văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp hình thành nên giá trị và lòng tin của mọi thành viên trong tập thể, người lao động sẽ làm việc hết sức mình mà không nghĩ đến tiền thưởng, đặc biệt là vấn đề về đạo đức, để giữ gìn và phát huy hơn nữa vai trò văn hóa doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

- Công khai thông tin đến nhân viên về các vấn đề cơ chế, về quy hoạch, chiến lược phát triển nhân lực, nghiên cứu xây dựng và ban hành sổ tay văn hoá doanh nghiệp; ban hành quy chế, cẩm nang giao tiếp nơi công sở bảo đảm tính khoa học, tiến bộ, văn minh.

- Xây dựng nhà thi đấu thể thao và các hoạt động văn thể mỹ nhằm nâng cao thể chất, tinh thần cho người lao động, tạo môi trường đoàn kết phát huy sức mạnh tập thể, chẳng hạn như tổ chức giải bóng đá,…

b)Chuẩn hóa cán bộ tín dụng:

Cán bộ tín dụng có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, họ có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng có thể đem lại rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong công

tác tín dụng thì ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng, KLB cần phải chặt chẽ và cần có một số tiêu chuẩn cơ bản, cụ thể như sau:

Một là, Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học uy tín.

Hai là, Có khả năng ngoại ngữ, tin học, điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong việc tính toán, thẩm định các dự án...

Ba là, Có phẩm chất đạo đức: Đây chính là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.

Bốn là, Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: Yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp, cán bộ tín dụng tìm hiểu thờn thông tin về khách hàng trong quá trình xử lý nghiệp vụ.

Đối với những cán bộ tín dụng đã được tuyển dụng, KLB cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tín dụng, và cần chú trọng thờm các nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh để trang bị nền kiến thức cho cán bộ tớn dụng.

KLB cũng cần nhận thức rằng, trong hoạt động ngân hàng, cán bộ ngân hàng vừa là người trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, vừa là người trực tiếp quan hệ với khách hàng. Vì vậy, cần lưu ý rằng mối quan hệ giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Do đó, ngân hàng nhất thiết phải sử dụng có hiệu quả đội ngò CBNV nghiệp vụ, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người để tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm, trong khi đội ngò cán bộ tín dụng chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật bị hạn chế, trong khi KLB lại chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực kỹ thuật này. Điều này đòi hỏi ngoài việc chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tín dụng KLB không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cần phải tạo điều kiện cho họ thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt động tín dụng cũng như nắm được các kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phũng ngừa rủi ro.

KLB cũng cần thường xuyên mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ ngân hàng có thêm kinh nghiệm, hiểu biết thêm về pháp luật, quyết định cho vay được an toàn.

Cần có những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và phòng ngừa rủi ro làm tham mưu cho lãnh đạo KLB trong ban hành và bổ sung, sửa đổi các cơ chế, quy chế, cập nhật các thông tin kinh tế liên quan đến rủi ro.

c)Tăng cường đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng

Phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng là một nhân tố quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, KLB cần yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng, để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Cán bộ ở cương vị càng cao càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay; quy định về đảm bảo tiền vay, quy định về phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý RRTD của KLB và các văn bản có liên quan khỏc. Cú như vậy, không những giữ được phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng mà ý thức trách nhiệm cũng được nâng lên, xử lý công việc tín dụng của ngân hàng hiệu quả hơn, tích cực hơn.

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 87)