Quy trình thẩm định tín dụng và phê duyệt cho vay:

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 77)

Để đảm bảo tính chặt chẽ, nhất là đang trong giai đoạn áp dụng phần mềm Core banking TCBS nên soát xét lại quy trình tín dụng sao cho phù hợp trong tình hình hiện nay, đề xuất như sau:

Thứ nhất, Phân chia chi tiết các bước trong quy trình cho vay thay cho 05 giai đoạn cho vay như trong quy trình cũ để đảm bảo hạn chế rủi ro tác nghiệp, cụ thể các bước như sau: (1) Tìm kiếm khách hàng; tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn, (2) thẩm định tín dụng và lập tờ trình, (3) quyết định cấp tín dụng và thông báo cho khách hàng, (4) hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo, nhận và quản lý tài sản đảm bảo, (5) lập hợp đồng tín dụng/khế ước nhận nợ, (6) tạo tài khoản, giải ngân và lưu giữ hồ sơ, (7) kiểm tra, theo dõi thu nợ gốc và/hoặc lãi khoản vay, (8) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, (9) chuyển nợ quá hạn, (10) khởi kiện thu hồi nợ xấu, (11) miễn, giảm lãi và (12) tất toán/thanh lý khoản vay.

Thứ hai, Phân chia trách nhiệm rõ ràng, không dồn hết tất cả công việc cho NVTD/KD như hiện nay. Kiến nghị chia lại như sau gồm: Nhân viên quản lý và quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm chính các bước 1, 2, 3, 7, 8, 9, 11; Nhân viên hỗ trợ tín dụng chịu trách nhiệm chính các bước từ 5 đến 12; Nhân viên pháp lý chứng từ chịu trách nhiệm chính các bước 4, 12; bộ phận xử lý nợ chịu trách nhiệm chính thực hiện bước 10.

Thứ ba, Thẩm quyền phê duyệt cho vay, đối với các món vay nhỏ như trả góp ngày, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất nông nghiệp,... thì giao luôn cho Giám đốc chi nhánh hoặc Trưởng/phó Phòng giao dịch. Đối với các món vay lớn, có tính phức tạp thì việc phê duyệt cho vay theo phân cấp như sau: Ban tín dụng Chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở và Hội đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)