Công tác xử lý nợ xấu:

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 51)

Khi phát sinh nợ xấu, bộ phận tín dụng sẽ trực tiếp tìm giải pháp xử lý để thu hồi nợ. Nếu khoản vay có tính chất phức tạp thì có sự hỗ trợ của Phòng Pháp chế và Xử lý nợ từ Hội sở.

Đối với các khoản vay bộ phận trực tiếp quản lý đã thực hiện tất cả các giải pháp nhưng không thu hồi được, khi đó sẽ chuyển hồ sơ lên Tổ xử lý nợ - Phòng Pháp chế và Xử lý nợ để tiến hành các thủ tục cần thiết thu hồi nợ (khởi kiện hoặc bán cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc KLB).

Mặc khác, để hỗ trợ và đảm bảo chất lượng tín dụng để tăng trưởng tín dụng, KLB thành lập Ban xử lý nợ xấu, nợ quá hạn có thời hạn theo từng khu vực. Thành phần gồm có Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực, Trưởng các phòng ban nghiệp vụ Hội sở và các Chi nhánh. Tại các chi nhánh gồm những thành viên là phụ trách phòng tín dụng để xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể, tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh có các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời và đúng tiến độ.

Định hướng chung trong xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể. Chủ trương của KLB là thực hiện thương lượng, phối hợp với khách hàng trong xử lý nợ xấu để quá trình triển khai được

nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với các khách hàng có thái độ thiếu hợp tác, chây ỳ và thoái thác trách nhiệm trả nợ, thì kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ.

Tuy nhiên, công tác xử lý nợ xấu cần phải thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, Các hướng dẫn, tiêu chuẩn, điều kiện để phân loại một khoản vay (một khoản vay có vấn đề) phải rõ ràng, chi tiết phù hợp với quy định của NHNN.

Thứ hai, Quy trình xử lý các khoản vay có vấn đề phải cập nhật thường xuyên để các đơn vị học tập và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý nợ xấu.

Thứ ba, Đối với các khoản vay cơ cấu lại, phải triệt để yêu cầu khách hàng xây dựng kế hoạch trả nợ và theo dõi việc tuân thủ kế hoạch trả nợ theo các cam kết đã thỏa thuận. Đối với các khoản vay lớn cần phải thông báo cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát và Ban điều hành.

Một phần của tài liệu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 51)