SÂU KHOANG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 110 - 112)

4. Đặc điểm sinh vật học * Trưởng thành:

SÂU KHOANG

Spodoptera litura Fabricius Họ ngài đê m: Noctuidae Bộ cánh vảy: Lepidoptera

1. Phân bố và ký chủ

+ Phân bố: Sâu khoang có khắp ở các vùng trồng rau trong nước ta và trên thế giới. + Ký chủ: Là loài ăn nhộng, có thể phá hại trên 290 loài cây thuộc 90 họ thực vật khác nhau. Sâu khoang hại rau cải, cải bắp, rau diếp, xà lách, xu lơ, xu hào, cà chua, cà bá, cà pháo, đậu đỗ, rau muống, bầu bí … Các cây trồng khác như: khoai tây,

khoai lang, thuốc lá, bông, đay, dưa …

2. Triệu chứng gây hại

Sâu non tuổi 1, 2 thường tập trung thành đám gặm ăn thịt lá và biểu bì mặt dưới lá trừ lại biểu bì mặt trên và gân lá. Từ tuổi 3 đến tuổi 6 thì phát tán gâ y hại, cắn khuyết

lá để lại gân lá, hoặc cắn trụi hết lá, cắn trụi cánh hoa, nụ hoa, rụng quả, là m giảm

năng suất và phẩm chất nông sản.

3. Đặc điểm hình thái

* Ngài thân dài 16 – 21 mm, sải cánh rộng 37 – 42 mm. Cánh trước màu nâu vàng hoặc nâu xá m, trên cánh có nhiều vân trắng bạc. Trong đường vân này có 2 đường vân màu nâ u rất rõ ở con cái và không rõ ở con đực. Con cái cuối bụng có chùm lông bụng. Cánh sau có phản qua ng mà u tím. Nhưng màu tím trên các cây trồng và trên các mùa vụ thì rất khác nhau.

* Trứng hình bán cầu đường kính 0,5 mm. Trên bề mặt trứng có các đường khía dọc

đi từ đỉnh xuống đáy trứng và có các khía ngang chia bề mặt trứng thành các ô nhỏ. Trứng mới đẻ có màu trắng vàng tro, lúc sắp nở màu tro tối. Trứng được đẻ thành ổ ở

mặt dưới lá và có lớp lông màu vàng đất che phủ.

* Sâu non có 6 tuổi, đẫy sức dài 38 – 51 mm, hình ống tròn, màu nâu đen hoặc nâu tối, một ít có mà u xanh lục. Trên cơ thể có các vạch phụ. Dọc ha i bên sườn bụng có hàng vệt đen hình bán nguyệt không đều nhau, trong đó vệt đen ở đốt bụng thứ 1 và thứ 8 là lớn nhất. Nhưng ở các tuổi nhỏ có một vệt đen to bao quanh đốt bụng thư

nhất (đây là đặc điểm chính để nhận biết sâu khoang).

* Nhộng hình ống, màu nâu tươi hoặc nâu tối, dài 18 – 20 mm. Vòng quanh mép

trước đốt bụng thứ 4 – 7 phân bố đầy các chấm lõ m, cuối bụng có một đôi gai ngắn.

4. Đặc điểm s inh vật học

* Ngài:

- Ngài vũ hóa và hoạt động vào buổi chiều. Hoạt động mạnh từ tối đến 12 giờ đêm,

ban ngày ẩn nấp sau mặt lá, nơi kín đáo của bụi cây, cỏ. Ngài bay rất khoẻ (cao 6 – 7 m, xa 15 – 20 m).

- Ngài có xu tính với mùi vị chua ngọt và có xu tính với ánh sáng đèn mạnh hơn các

loài khác trong họ Noctuidae, đặc biệt là ánh sáng cực tím (bước sóng 3650 Å). - Sau vũ hóa vài giờ là giao phối và có thể đẻ trứng ngay trong đêm đó hoặc đêm sau.

Trứng đẻ thành ổ và nằm trên lá, nơi phân nhánh của các gân lá về phía mặt sau. Mỗi con cái có thể đẻ được 1000 – 2000 quả.

* Sâu non:

- Sâu non có 6 tuổi. Tập tính s inh sống thay đổi tuỳ theo tuổi. Tuổi 1, 2 sống quần tụ ở mặt dưới lá, xung quanh ổ trứng và quay đầu ra ngoài. Nếu bị khua động thì chúng phân tán ra xung quanh và nhả tơ đong mình rơi xuống. Sâu tuổi 3 bắt đầu phân tán và tuổi 4, 5, 6 thì tiếp tục phân tán gây hại. Lúc này sâu sợ ánh sáng trực xạ. Vì vậy ban ngày sâu ẩn nấp dưới lá, gốc cây, trong nõn, kẻ nứt của đất, ban đêm mới ra hoạt

động. Khi sâu phát sinh thành dịch thì có thể hoạt động cả ngà y và di chuyển rất nha nh.

- Sâu non khi đẫy sức thì hóa nhộng trong đất. Nhộng được bao bọc bằng kén đất hình bầu dục.

* Thời gian phát dục :

Vòng đời 27 – 39 ngày, trong đó:

Sâu non: 12 – 17 ngày Nhộng: 8 – 10 ngày

Trưởng thà nh: 4 – 5 ngày

5. Đặc điểm sinh thái học

- Sâu khoang ưa nhiệt độ nóng ẩm, ẩm độ cao.

- Nhiệt độ: sâu no n có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 26 – 30oC, thíc h hợp nhất là 29 – 30oC.

- Ẩm độ không khí thích hợp cho sâu sinh trưởng, phát dục là 90 – 98%, ẩm độ đất là 70 – 90%.

- Ở nước ta sâu khoang hại rau thường phát sinh gây hại trên tất cả các vụ rau, hại nặng vào cuối vụ rau đông, rau Đông Xuâ n và Xuân Hè. Khi hết vụ rau thì sâu chuyển sang phá hạ i đậu đỗ và các cây trồng khác. Trong năm có nhiều lứa sâu song các lứa không rõ rệt.

6. Biện pháp phòng trừ

- Dùng bẫy đèn cực tím vào đầu mùa rau bắt trưởng thà nh để hạn chế nguồn sâu trong chính vụ.

- Dùng bã chua ngọt để theo dõi thời gian xuất hiện của trưởng thà nh. Cần dùng bã diệt trên diện rộng để tiê u diệt trưởng thành vào đầu vụ rau.

- Tổ chức thu ổ trứng và sâu non tuổi nhỏ. Chú ý không phun một loại thuốc liên tục và nhiều lần để tránh hiện tượng sâu quen thuốc, và có thể hỗn hợp thuốc để phun hoặc phun với các phế phẩm sinh học.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 110 - 112)