RẦY NÂU (M UỘI NÂU)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 87 - 91)

5. Đặc điểm sinh học

RẦY NÂU (M UỘI NÂU)

Nilaparvata lugens Stal. Họ muội nâu: De lphacidae Bộ cánh đều: Homoptera

1. Phân bố và ký chủ

+ Phân bố: Rầy nâu là một trong những loài sâu hại lúa quan trọng ở các vùng trồng lúa nhiệt đới: Thái lan, Philip in, Tr ung quốc, Việt Nam … Ở nước ta rầy nâu gây hại nặng khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh ở phía Nam. Hàng nă m có hàng ngàn ha lúa bị cháy rầy.

+ Ký chủ: Ngoài hại lúa, rầy nâu còn hại trên ngô, lúa mì, kê, cỏ gấu, cỏ lồng vực ….

2. Triệu chứng gây hại

- Rầy non, trưởng thành tập trung gây hại ở thân cây, chúng hút dịc h cây làm cho trên thân cây lúa có các vết mà u nâu đậm, tổ chức dẫn nhựa cây bị hại nghiê m trọng, cây khô héo và chết.

- Rầy có thể hút nhựa ở cuống dòng, chính rách mô thân cây để đẻ trứng, do đó tạo

điều kiện cho nấm bệnh xâ m nhập.

- Rầy nâu là mô i giới truyền bệnh lúa lùn xoắn lá. - Nếu rầy hại nặng thì gây hiện tượng cháy rầy.

3. Đặc điểm hình thái

* Trưởng thà nh:

- Rầy trưởng thành có mà u nâu và có hai dạng: cánh ngắn và cánh dài.

+ Dạng cánh dài: Cánh dài phủ quá bụng. Con cái dài 4,5 – 5 mm kể cả cánh (trông giống hình ve sầu thu nhỏ lại). Con đực dài 3,6 – 4 mm, bé, gầy hơn con cái.

đực dài 2 – 2,5 mm.

- Cần phân biệt con cái và con đực: Con đực các đốt bụng thon, cơ thể gầy, bé hơn

con cái. Con cái bụng to, tròn, cuống bụng có máy đẻ trứng lồi lên rất rõ.

* Rầy non: Cả hai dạng đều giống rầy trưởng thành về hình dạng, nhưng mà u sắc nhạt hơn (vàng nâu) và độ dài cánh ngắn hơn. Rầy non có 5 tuổi.

* Trứng hình bầu dục dài hơi cong, cuối quả trứng thon.

4. Đặc điểm sinh vật học

* Trưởng thà nh:

-Rầy trưởng thành tập trung thành từng đá m ở giữa thân và phần gốc lúa (cách mặt

nước ruộng 20 cm), và có thể có trên lá lúa khi mật độ cao. Khi khua động thì lẫn tránh, bò nga ng, nhảy quanh gốc lúa hoặc nhảy sang cây khác (rầy cánh dài).

- Trưởng thà nh có xu tính dương với ánh sáng.

- Tỷ lệ đực, cái phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng.

Ví dụ: Ở gia i đoạn lúa con gái đến ngậm sữa thì số lượng rầy cái nhiều hơn rầy đực;

Gia i đoạn lúa chín thì rầy đực nhiều hơn rầy cái .

- Sự xuất hiện rầy cánh dài, cánh ngắn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, dinh

dưỡng: Nhiệt độ thấp, ẩ m độ cao, thức ăn phong phú thì xuất hiện rầy cánh ngắn nhiều (ví dụ: ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến chín sữa). Chức năng rầy cánh ngắn là tận dụng dinh dưỡng để lớn lê n và sinh sản; Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, thức ăn không

phù hợp thì xuất hiện rầy cánh dài nhiều (đầu vụ, trên lúa chét, cỏ dại). Trong đ iều kiện mật độ rầy cao, thức ăn không đầy đủ thì rầy nâu sản sinh nhiều rầy cánh dài để bay đi tìm nguồn thức ăn.

- Rầy cánh ngắn có số ngày phát dục ngắn hơn rầy cánh dài, tỷ lệ cái / đực lớn hơn,

buồng trứng phát triể n và đẻ trứng sớm hơn. Rầy cánh ngắn xuất hiện là dễ gây thành dịch.

- Trưởng thành vũ hóa 3 – 5 ngày là đẻ trứng, đẻ nhiều nhất từ ngày thứ 7 – 10, thời

gia n đẻ trứng dài và thường đẻ vào buổi chiều. Thời kỳ lúa còn xanh, bẹ lá còn tươi

thì rầy đẻ nhiều ở bẹ lá (98%). Khi lúa đã vàng thì rầy đẻ vào gân lá nhiều hơn. Rầy

thường đẻ trứng ở bẹ lá và gân lá 2, 3, 4 . Trứng đẻ thành ổ 5 – 30 quả, sức đẻ trứng 110 – 324 quả/con cái. Rầy thích đẻ trứng trên cỏ lồng vực. Trứng đẻ rãi rác trong ngà y.

* Rầy non: Có 5 tuổi, ít di động, tập trung hút dịch cây ở phần dưới khó m lúa, ở vị trí

* Thời gian phát dục phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Ở nhiệt độ 23 – 29oC thì: Trứng: 6 – 8 ngày

Rầy non: 12 – 14 ngày Trưởng thành: 12 – 18 ngà y

5. Đặc điểm s inh thái học

- Nhiệt độ thích hợp 24 – 28oC, ẩ m độ thích hợp 81 – 87%. Ẩm độ là yếu tố ảnh

hưởng nhiề u hơn nhiệt độ. Nếu ruộng có nước, rậm rạp, ẩ m độ cao thì rầy nâu gây hại nặng .

- Lượng mưa ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh rầy. Lượng mưa lớn hơn 160 mm/

tháng là thíc h hợp cho rầy phát sinh. Mưa xen kẽ nắng gắt là điều kiện lý tưởng cho rầy nâ u, nhưng nế u mưa lớn thì có thể là m giảm mật độ rầy.

- Rầy nâu gây hạ i quanh năm vào thời kỳ lúa con gái (đẻ nhánh rộ) và giai đoạn từ là m đòng đến trổ, vào chắc.

- Một năm thường có 6 – 7 lứa. Ở miền Trung: Vụ Đông Xuân rầy nâu hại nặng vào giữa và cuối vụ, vụ Hè Thu thì gâ y hại suốt cả vụ.

- Quy luật phát sinh của rầy nâu là đầu tiên rầy xuất hiện thành từng đám sau đó lan

dần ra quanh ruộng và tạo thành dịc h rầy nâu.

- Giống khá ng; các giống lúa kháng rầy nâu đã được lai tạo, chọn lọc. Ví dụ: CR203, IR36, NN3A, IR17494(13/2), NN4B, NN5B, NN9A.

- Các giống nếp thường bị hại nặng hơn lúa tẻ. Các giống dài ngà y, cứng cây, nhiều

lá, góc độ lá nhỏ là phù hợp cho rầy nâu. Các giống lá mềm, độ cong lá lớn, thân ngắ n thường không thíc h hợp cho rầy nâu. Do đó trong công tác phòng chống rầy nâu cần thay đổi cơ cấu giống, dùng giống kháng rầy.

- Thời vụ: Các trà muộn vụ đông xuân, trà sớm và dại trà của vụ hè thu thường bị hại nặng. Mùa vụ kế cận nhau trên đồng ruộng tạo điều kiện cho rầy phát sinh.

- Chân ruộng: Vùng trũng bị hại nặng hơn, đồng bằng bị hại nặng hơn trung du miền núi.

- Cấy dày nhiều cỏ dại bị hại nặng hơn.

- Bón phân N, không cân đối N-P- K tạo điều k iện cho rầy phát sinh (không những là m cho lúa xanh tốt tạo ẩ m độ cao mà phân N còn làm tăng lượng protein và axit amin, loại thức ăn của rầy nâu).

- Sự xuất hiện các loại biotipe mới: Trong điều kiện khô ng thích hợp về ngoại cảnh và thức ăn thì rầy nâu hình thành một biotipe mới để thíc h nghi với điều kiện sống

mới. Đặc biệt khi sử dụng các giống khá ng rầy không đúng kỹ thuật, thì sau một thời gia n sẽ xuất hiện biotipe mới có thể gâ y hại giống lúa đó. Hiện na y phổ biến rầy nâu

ở biotipe 1, 2, nhiều vùng đã xuất hiện biotipe 3, 4, 5.

- Yếu tố thiên dịch: Ở nước ta có ít nhất 56 loài côn trùng, nhện, nấm và tuyến trùng là thiê n địch của rầy nâu. Trong đó có 20 loài thường xuyên gặp.

Ví dụ: - Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus liv idipennis, Bọ 3 khoang Ophionca india; O. ishii, nhện Lycosa pseudonuanlata, ong ký sinh trứng Anagrus sp.

6. Biện pháp phòng trừ

+ Biện pháp canh tác:

- Gieo đúng thời vụ, gieo cấy tập trung, dứt điểm gọn, tránh tình trạng lai rai, kéo dài vụ này xen kẻ vụ kia.

- Là m đất kỹ. Sạ cấy dày hợp lý.

- Bón phân cân đối N, P, K. Không bón đạm tập trung.

- Tạo một thời kỳ không có lúa trên đồng ruộng trong nă m bằng cách cấy các giống lúa chín sớm.

- Cày lật gốc rạ sau khi gặt để vùi lấp cỏ dại, và hạn chế sự sinh trưởng của lúa chét. - Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt cỏ dại, lúa chét, gốc rạ, là m sạch bờ ruộng, bờ mương,

rãnh nước.

+ Biện pháp dùng thuốc kháng rầy: đây là biện pháp chủ đạo + Sử dụng thiên dịch

+ Các biện pháp trừ:

- Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự phát sinh, diễn biến của rầy nâu trên ruộng để

có biện pháp tiêu diệt kịp thời.

- Bẫy đèn: Chỉ có tác dụng dự tính dự báo

- Có thể thả vịt vào ruộng để ăn rầy (50 - 100 con vịt/ha).

- Sử dụng thuốc hóa học (khi đạt mật độ 1 rầy trưởng thành/ 1dảnh lúa hoặc 50-60 rầy cá m/ khó m). Các loại thuốc nội hấp: Bassa 50ND, Trebon 10 EC, Fasta 10 EC, Gauco 70 WS …

- Dùng dầu hoả, dầu ma zút, dầu diaze n để trừ rầy cám khi ruộng có nước. Cách dùng: Cho dầu vào chai (7 lít/ha), đậy nút có đục lổ, nhỏ dầu xuống giữa 2 hàng lúa

(đầu nguồn nước), rồi dùng sào gạt hoặc đập vào gốc lúa để rầy rơi xuống dính dầu và chết. Có thể trộn dầu với cát, trấu, tro và rải vào ruộng lúa theo nguồn nước chảy

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 87 - 91)