Vệ sinh đồng ruộng và diệt trừ cỏ dạ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 66 - 67)

Cỏ dại và tàn dư cây trồng trên đồng ruộng là nguồn thức ăn và nơi ẩn nấp quan trọng của côn trùng. Nếu chúng ta nắm được quy luật sinh sống, di chuyển, ẩn nấp, qua đông,

qua hè… của các loài sâu hại cần phòng trừ thì việc tiêu hủy tàn dư cây trồng và cỏ dại

đúng lúc vừa có tác dụng cắt đứt nguồn thức ăn liên tục và nơi ẩn nấp… của côn trùng vừa tiêu diệt được những côn trùng sống trên đó.

7.3.1.6. Bón phân

+ Bón phân cân đối là m cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nâng cao sức chống chịu với sâu hại.

+ Có thể dùng phân bón để điều khiển tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây trồng tránh

được lứa sâu hại phá hại nặng.

+ Một số phân bón có tác dụng trực tiếp tiêu diệt sâu hại. Ví dụ: Super lân bón vãi trên mặt đất có thể tiêu diệt được ốc sên; Vôi có thể hạn chế được sự gây hại của bọ hung đục gốc mía; Bón đạm sunfat diệt được sâu non bổ củi. Bón phân chuồng tiêu diệt được một số sâu hại sống trong đất do trong phân chuồng có nhiều vi sinh vật gây bệnh.

7.3.1.7. Tưới nước

- Tưới nước làm cây thay đổi đột ngột điều kiện tiểu khí hậu đồng ruộng, thay đổi độ ẩm

đất, thay đổi nồng độ dịch trong cây theo hướng bất lợi cho sâu hại để làm cho chúng không phát sinh, phát triển được.

- Tưới nước có thể trực tiếp tiêu diệt được sâu hại.

- Tưới nước + bón phân hợp lý, cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, tăng tính chống chịu và phục hồi nhanh sau khi bị sâu gây hại.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 66 - 67)