Những khái niệm cơ bản về sinh thái cá thể

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 35 - 36)

- Sinh thái cá thể là mối quan hệ tương hỗ của từng loài với môi trường bên ngoài (ngoại cảnh). Các yếu tố môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, riêng lẻ hoặc tổ hợp các yếu tố, và mức độ tác động của các yếu tố lên mỗi loài rất khác nhau. Mỗi

loài côn trùng thường có các phản ứng thích nghi với mô i trường sống, đó là phản xạ không điều kiện và có điều kiện.

- Mỗi loài côn trùng sống trong một vùng nhất định thì ngoài sự tác động của các yếu tố môi trường thì còn bị ràng buộc với nha u trong mối quan hệ lịch sử cùng loà i. Toàn bộ phức hợp các cá thể của một loài côn trùng phâ n bố trong một khu vực nhất

định của lãnh thổ thì được gọi là một chủng quần côn trùng. Chủng quần côn trùng

được xe m như một đơn vị cá thể. Vì vậy khi nghiên cứu sinh thái cá thể thì đối tượng nghiên cứu không phải từng cá thể rời rạc mà nghiên cứu phức hợp các cá thể của từng loài. Có 2 loại chủng quần: chủng quần địa lý và chủng quần sinh thái

- Mật độ chủng quần là số lượng trung bình của các cá thề của một loài/ 1 đơn vị

diện tích.

- Giới hạn thích nghi của côn trùng với môi trường khác nhau giữa các loài. Nhu cầu của loài trong các điều kiện nà y hoặc điều kiện khác của môi trường gọi là tiêu chuẩn sinh thái. Mỗi loài côn trùng có tiê u chuẩn sinh thái khác nhau.

- Mức độ thích nghi của mỗi loài côn trùng với sự dao động của từng yếu tố mô i

trường xung quanh gọi là tính dẻo sinh thái (hóa trị sinh thái). Loài có tính dẻo sinh thái cao gọi là loài rộng sinh cảnh (ví dụ: rộng nhiệt. rộng ánh sáng...). Loài đòi hỏi những điều kiện sống nhất định gọi là loài hẹp sinh cảnh (ví dụ: hẹp nhiệt. hẹp ánh sáng...). Tính dẻo sinh thái phụ thuộc vào từng loài côn trùng, từng pha phát dục, sự ảnh hưởng của môi trường đến sự đồng hóa của cơ thể, các kiểu chủng quần của một loài... Dựa vào tính dẻo sinh thái của loài để xác định đầy đủ sức sống của từng chủng quần. Loài có tính dẻo sinh thái cao thì có khả năng thích ứng mạnh. chủng quần có sức sống cao.

- Sự tác động của nhiều nhân tố môi trường lên cơ thể côn trùng có quan hệ mật thiết với nha u và không ảnh hưởng riê ng lẻ đến côn trùng mà như một thể thống nhất. Phức hợp điều kiện tương hỗ của môi trường gọi là yếu tố quần lạc. Yếu tố quần lạc

luô n thay đổi và tác động khô ng giống nhau đến chủng quần loài này hay loài khác và gọi là hệ sinh thái của loài đó.

- Các nhân tố mô i trường tác động lên côn trùng chia thành: nhân tố chính, nhân tố

thứ yếu; nhân tố tác động gián tiếp, nhân tố tác động trực tiếp. Tùy theo từng loại và các pha phát dục của côn trùng mà một nhân tố có thể là nhân tố chính hoặc nhâ n tố thứ yếu, nhâ n tố tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp. Mức độ ảnh

hưởng của từng nhâ n tố đến loài và các giai đoạn phát triền của loài là không giống nha u. Cần xác định nhân tố nào là nhân tố chính để dùng các biện pháp tác động để

phòng trừ sâu hạ i có định hướng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 35 - 36)