Đặc điểm chung của bộ cánh vảy

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 55 - 56)

Đây là một bộ rất lớn với khoảng 140.000 loài đã được ghi nhận, phân bố rất rộng, hiện diện hầu như khắp mọi nơi, thường với những số lượng rất lớn. Phần lớn cơ thể, chân và cánh mang nhiều lông vảy nhỏ. Miệng thuộc dạng vòi hút, hàm trên thóai hóa chỉ còn một chút dấu vết hoặc không còn, môi dưới không có, râu môi dưới phát triển có 3 đốt, râu

hàm dưới nhỏ hoặc không còn; một số ít loài có miệng thóai hóa và không ăn vào giai đoạn trưởng thành; chỉ có một họ duy nhất trong bộ này là con trưởng thành có kiểu miệng gặm nhai , đó là họ Micropterigidae.

Râu đầu của bộ cánh vảy có đủ hình dạng: sợi chỉ, hình lược, hình thùy. Mắt kép thường lớn, gồm nhiều mắt nhỏ. Phần lớn các loài ngài có 2 mắt đơn. Hai cánh bằng chất màng phủ đầy lông vảy nhỏ. Những lông vảy nhỏ này có nhiều màu sắc và những đường vân khác nhau. Mạch cánh có mạch dọc và mạch ngang. Sự phân nhánh của hệ thống mạch cánh khác nhau tùy từng họ. Nhiều loài có bộ phận nghe (màng nhĩ). Các loài ngài thuộc họ ngài sáng và nhiều loại thuộc nhóm sâu đo (Geometridae) có màng nhĩ nằm trên phiến bụng (Stermite) phía trước, trong lúc đó thì màng nhĩ của nhóm Noctuidae thì nằm ở

phiến bụng của ngực sau. Thuộc nhóm biến thái hoàn toàn, sâu non gọi là sâu bướm (Caterpillar). Nhộng thuộc nhộng màng, nhiều loài trước khi hóa nhộng thường nhả tơ dệt kén.

Sâu non thuộc dạng nhiều chân, với bộ phận đầu rất phát triển, cơ thể hình ống dài, 13

đốt (3 đốt ngực và 10 đốt bụng); có 6 mắt đơn ở 2 bên đầu và một đôi râu rất ngắn. Miệng thuộc kiểu gặm nhai, hàm trên to và khỏe. Mỗi đốt ngực mang một đôi chân ngực. Bụng có từ 2 – 5 đôi chân ở vị trí tương ứng với đốt bụng thứ 3, 4, 5, 6 và 10. Đôi chân ở đốt bụng thứ 10 thường được gọi là đôi chân mông. Phía cuối chân bụng có một đến nhiều móng dạng móc câu, xắp xếp thành từng kiểu khác nhau tùy loài và đây là đặc điểm quan trọng để phân loài. Một số loài có ít hơn 5 đôi chân bụng như các loài sâu đo, có loài lại hoàn toàn không có chân bụng như một số loài họ Xycanidae và những loài sâu ăn lá

thuộc Microlepidoptera, hoàn toàn không có chân ngực và chân bụng.

Bộ cánh vảy thường được chia thành 2 nhóm: nhóm bướm (Butterfly) và nhóm ngài

(Moth). Nhó m bướm hoạt động ban ngày, thường có màu sắc sặc sỡ. Nhóm ngài hoạt

động ban đêm thường có màu tối. Đa số sâu non của ngài và bướm đều thuộc nhóm gây hại thực vật, tính ăn khác nhau tùy loài. Đa số ăn lá, nhiều loài còn ăn bông, đục lá, đục quả, đục mầm, cành, thân, rễ và một số bộ phận khác của cây. Có một số ít loài thuộc

nhóm ăn mồi. Trưởng thành không gây hại cây trồng vì chỉ hút mật hoa, nước sương hặc

không ăn.

Sâu non bộ cánh vảy có tuyến tơ rất phát triển. Rất nhiều loài sử dụng tơ để làm kén, một số ít loài tiết tơ để làm chỗ trú ẩn như các loài sâu cuốn lá tiết tơ để nối chặt các mép lá thành tổ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 55 - 56)