BAN MIÊU ĐEN SỌC TRẮNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 120 - 122)

6. Biện pháp phòng trừ các loài sâu đục quả

BAN MIÊU ĐEN SỌC TRẮNG

Epicanta gorhami Marseul

Họ ban miê u: Me loidae Bộ cánh cứng: Coleoptera

Trên cây lạc cũng như các loại cây họ đậu khác, thường gặp nhiều loại ban miêu gây hại như : ban miêu đen sọc trắng, ban miêu đen, ban miêu khoang vàng nhỏ, ban miê u khoang vàng lớn. Nhưng chủ yếu là loại ban miêu đen sọc trắng.

1. Phân bố và ký chủ

+ Phân bố: Phân bố ở khắp các vùng trồng lạc trong nước ta và nhiề u nước trồng lạc thuộc vùng Đông Nam Á.

+ Ký chủ: Ngoài hại cây lạc, ban miê u đen sọc trắng còn phá hại đậu đỗ, khoai tây, cà chua, cây phân xa nh, cây bông …

Trưởng thành tập trung thành từng đàn ăn lá non. Nếu thiếu thức ăn chúng có thể ăn cả lá già và hoa. Ruộng lạc thường bị phá hại thành từng đá m. Cây lạc bị phá hại mất hết lá, xơ xác.

3. Đặc điểm sinh vật học

* Trưởng thà nh thân dài 10 – 20 mm, toàn thân và cánh trước màu đen, đầu màu nâu

đỏ. Ở giữa cánh có một vệt màu trắng tro chạy từ gốc cánh ra mép ngoài. Râu đầu con cái hình sợi chỉ, râu đầu con đực hình răng cưa.

* Trứng hình ống tròn dài 2,5 – 3 mm, đường kính 0,9 – 1,2 mm, mà u vàng. Trứng

được đẻ thành từng ổ ở trong hang. Ổ trứng giống như một bông hoa cúc. * Sâu non có 6 tuổi, mỗi tuổi có một hình thái khác nhau:

- Tuổi 1: dạng chân chạy gần giống như trưởng thành, chỉ khác là không có cánh. - Tuổi 2 – 4: dạng bọ hung, cơ thể béo mập, hơi cong, chân ngắn hơn chân một tuổi,

râu đầu thóai hóa.

- Tuổi 5 – 6: toàn cơ thể có một màng mỏng bao bọc (nhộng giả). Chân ngực thóai hóa chỉ còn lại những núm lồi.

- Nhộng trần mà u vàng tro, hình dáng tương tự như trưởng thành.

4. Đặc điểm sinh vật học

* Trưởng thành thường xuất hiện vào tháng 6, hoạt động mạnh vào ban ngày và có tính quần tụ trên cây rất cao, cho nên gây hại cây nào thì cây đó thường bị cắn trụi. Khi bị khua động, trưởng thành thường ngừng hoạt động và đốt chân trước tiết ra chất độc mà u vàng để bảo vệ. Khi bị nạn có khả năng tiết chất báo động và các cá thể

khác trốn rất nha nh.

- Tốc độ phá hại của trưởng thành rất mạnh: khi thấy xuất hiện chỉ cần trong một

ngà y đê m có thể đã ăn hết cả ruộng lạc.

- Khi đẻ trứng, trưởng thành dùng châ n và ga i để đào một ổ có đáy rộng rồi đẻ trứng

vào đó. Mỗi ổ có từ 70 – 150 trứng.

* Sâu no n nở ra sống ở trong hang và ăn trứng châu chấu (do con cái tích trữ trước

lúc đẻ trứng). Khi hết trứng châu chấu cũng là lúc sâu non bước vào tuổi 5 và qua

đông ở trong ha ng đến thá ng 3 và tháng 4 năm sau mới lột xác sang tuổi 6 rồi hóa nhộng luôn ở trong hang. Đến tháng 5 – 6 lột xác hóa trưởng thành. Như vậy mỗi

nă m chỉ có một lứa sâu và thường gây hại vào vụ lạc Hè Thu.

- Luân canh cây lạc với cây trồng nước để tiêu diệt trứng, sâu non và nhộng sống ở trong đất Ở những nơi không có điều kiện luân canh thì phải cày ải sau khi thu hoạch.

- Dùng vợt bắt trưởng thành.

- Dùng thuốc tiếp xúc hay vị độc để diệt trưởng thà nh khi chúng phá hại trên cây phun theo hình xoáy tròn.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 120 - 122)