SÂU ĐỤC THÂN MÌNH TRẮNG (BORE)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 136 - 139)

6. Biện pháp phòng trừ các loài sâu đục quả

SÂU ĐỤC THÂN MÌNH TRẮNG (BORE)

Xylotrechus quadripes Chevrolat Họ xén tóc: Ceramb ycidae Bộ cánh cứng: Coleoptera

1. Phân bố và ký chủ

+ Phân bố: Sâu đục thân mình trắng (bore) phân bố khắp các vùng trồng cà phê trong

nước. Trên thế giới gây hại ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như Tr ung Quốc, Thá i Lan, Miến Điện, châu Phi …

+ Ký chủ: Ngoài hại cây cà phê còn hại trên một số cây rừng như cây tếch, cây ô lưu,

cây ruối, cây muôi, cây rành rành.

2. Triệu chứng gây hại

- Triệu chứng cây bị hại thường biểu hiện trên thân, lá theo mùa và chế độ canh tác: - Mùa hè, cà phê bị hại thì lá rũ xuống, màu xanh nâu hay nâu xám, sau vàng úa.

- Mùa đông, cây bị hại thì tím xanh, đọt xoăn lạ i, tái đi.

Trên thâ n thường có vết nứt ngang thành vết lằn, có khi c hạy vòng quanh thân. Thân có nhiều vết nứt thì c hồi mọc nhiều hơn các cây khác. Cây bị hại nặng thì lá rụng, hoa nở non, quả xanh rụng nhiều, quả chín không tập trung, hạt lép cây bị chết khô và dễ đỗ gãy.

3. Đặc điểm hình thái

* Trưởng thành là loài xén tóc nhỏ mà u xanh đen, thân dài 17 – 18 mm. Râu thẳng dài trung bình. Trên mả nh lưng ngực trước có 3 chấ m đen xếp thành hàng ngang, chấm giữa lớn. Trên cánh trước có nhiều vệt vàng sáng chạy chéo ngang cánh, mút cánh có nhiều vân hình bán nguyệt. Con đực có cánh che kín bụng, con cái có phần cuối bụng hơi lồi ra ngoài.

* Trứng hình bầu dục, 1 đầu to, dài 1,2 mm. Mới đẻ màu trắng sữa, sau đó có màu

vàng xanh rồi mà u xanh nhạt.

*Sâu non mới nở có màu hồng nhạt, sau đó có mà u trắng ngà. Đẫy sức màu vàng trắng. dài 10 – 18 mm, không có chân, có đốt rất rõ. Thân hơi dẹt, các đốt ngực rộng,

các đốt bụng càng về cuối cùng nhỏ. Đầu to miệng gặm nha i, hà m răng cứng k hoẻ mà u nâu đen. Mỗi đốt bụng từ đốt 4 – 8 có 2 u thịt lồi.

* Nhộng trần, mài và ng sẩm, hình quả trám.

4. Đặc điểm sinh vật học

* Trưởng thà nh:

- Trưởng thành sau vũ hóa vẫn nằm trong cây từ 2 – 5 ngày. Khi điều kiện ấm áp mới chui ra ngoà i hoạt động và sự hoạt động của trưởng thành liên quan nhiều với nhiệt

độ. Hoạt động mạnh ở nhiệt độ 25 – 30oC. Nhiệt độ nhỏ hơn 20oC hoặc lớn hơn 30oC thì trưởng thành nằm trong cây.

- Trưởng thành ưa hoạt động nơi quang đảng nhiều ánh sáng. Có tập quán uố ng nước nhiều, nhất là ngày có nhiệt độ cao.

- Giao phối vào buổi sáng, đẻ trứng buổi trưa. Trứng đẻ rải rác vào đoạn gốc, giữa thân, chỗ mắt cành, những chỗ có nhiều vết nứt hẹp và sâu. Trưởng thành ưa đẻ trứng

vào cây ít cành, thưa lá. Trứng đẻ rải rác từng quả, có khi 2 – 9 quả. Thời gia n đẻ

trứng kéo dài 1 – 15 ngày. Sức đẻ trứng tùy tháng, thường thá ng 4 – 5 là đẻ nhiều nhất, tối đa là 364 trứng.

- Trưởng thà nh có thể vũ hóa ra từ các cây khô. * Sâu non:

vào phần sát vỏ và gốc, tuổi 3 bắt đầu đục vào phần gỗ. Thường ở phần ngọn thân

sâu đục vào phần gỗ sớm hơn, sâu phân bố khá đồng đều giữa phần gốc, giữa và ngọn thân.

- Đường đục trên cây thẳng nếu cây cà phê còn nhỏ. Cây lớn thì đường đục ngoằn ngoèo, có nhiều nhánh nga ng, đục lên ha y đục xuống. Đục đến đâu thì đùn phân phía sau và lấp đường đục.

- Đến tuổi 5 - 6, sâu đục 1 đường phía trên thân cây và lệch ra phía ngoài sát vỏ. Khi

đó đục một khoang rộng và quay đầu trở ra hóa nhộng. Khi vũ hóa xén tóc cắn vỏ

cây chui ra ngoài.

* Vòng đời: Trứng: 15 – 30 ngày Sâu non: 60 – 120 ngày Nhộng: 30 – 35 ngày

Trưởng thành: 25 – 30 ngày

5. Đặc điểm sinh thái học

- Tuy phát triển quanh nă m nhưng mỗi năm chỉ có 2 lứa chính: Lứa 1: tháng 1, tháng 10, 11 (gây hại nặng hơn)

Lứa 2: tháng 10, 11 đến tháng 4 nă m sau.

- Gây hại nặng trên cà phê chè. Sâu bắt đầu hạ i khi cà phê được 1,5 tuổi, nhưng bị

hại rõ nhất là lớn hơn 3 tuổi. Cà phê cành già thì bị hại càng nặng (do có nhiều vết nứt).

- Những cây cà phê ở rìa lô bị hại nặng hơn, hướng lô phía ít rọi nắng bị hại nhẹ hơn

nhiều nắng. Những lô cà phê có bóng râm đầy đủ, lớn thì bị hại nhẹ hơn.

- Mật độ trồng thích hợp, chế độ chăm sóc tốt, đánh tỉa cành, nhánh hợp lý và đúng

kỹ thuật tạo cho cây sinh trưởng thíc h hợp, tán lá giao nha u thì hạn chế được sâu. - Thiên dịch của sâu ở Việt na m ít nhất có 10 loài ong ký sinh trên sâu non thuộc họ

Braconidae, Chalcid idae, Eva niidae… Loài ong phổ biến là Doryctes strioliger

Scleroderium domesticus.

6. Biện pháp phòng trừ

- Cưa đốn các cây bị hại héo vàng để hạn chế nguồn sâu trong cây và sự lây lan. - Trồng cây bóng râm thích hợp như cây trẩu, cây trà m lá nhọn …

- Bảo đảm mật độ trồng thíc h hợp, chă m sóc tốt, bón phân hợp lý, là m sạch cỏ … giúp cho cây nha nh giao tán.

- Dùng thuốc hóa học: Dùng các loại thuốc bột như Basudin 10 H, Furadan 3 H +

phân bò tươi + đất sét + nước quét trên cây cà phê 2 lần vào tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10. Quét ở lô cà phê > 2 tuổi. Có thể phun các loại thuốc tiếp xúc, thấm sâu phun lên

cây khi trưởng thà nh ra rộ để tiêu diệt sâu non tuổi 1.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 136 - 139)