6. Biện pháp phòng trừ các loài sâu đục quả
SÂU LOANG VẠCH XANH
Earias fabia Stall Họ ngài đê m: Noctuidae
Hiện có 3 loài sâu loang: sâu loang vạch xa nh, sâu loang 1 chấm, sâu loang 3 chấ m. Nhưng ở nước ta chủ yếu phổ biến lá sâu loang vạch xa nh.
1. Phân bố và ký chủ
+ Sâu loang vạch xanh phân bố khắp các vùng trồng bông trên thế giới và trong
nước.
+ Ký chủ: Ngoài hại bông, sâu còn gây hại trên nhiều cây khác thuộc họ bông vải
như cây dâm bụt, cối xay, dai vàng, cây vông…
2. Triệu chứng gây hại
Khi chưa có nụ thì sâu đục nõn là m cho nõn héo. Khi có nụ thì sâu đục vào nụ
là m cho rụng nụ, rụng đài. Khi có quả thì sâu đục vào quả là m cho quả rụng hoặc ăn
hết ruột làm cho quả thối và nấm bệnh phát triển.
3. Đặc điểm hình thái
* Trưởng thành dài 11 – 12 mm, sải cánh rộng 23 – 25 mm. Từ gốc đến mép ngoài
cánh trước có 1 vệt màu xa nh lá cây hình tam giác. Cánh sau màu trắng. * Trứng hình bán cầu, mà u xanh nhạt.
* Sâu non đẫy sức dài 12 – 15 mm, mà u đỏ nâu, loang lỗ, màu nâ u đậm, trắng đen.
Ngực giữa, ngực sau và đốt bụng 1 đến đốt bụng 8 có 4 gai nhánh.
* Nhộng được bao bọc bởi 1 kén dày mà u xá m tro dài 8 – 9 mm. Nhộng ngắn thô và mà u nâu đỏ.
4. Đặc điểm sinh vật học
* Ngà i vũ hóa vào ban đêm (8 – 12 giờ đê m), sau 5 - 6 giờ thì giao phối. Thời gian giao phối kéo dài và tùy thuộc vào nhiệt độ. Khi giao phối thì từng cặp nằm im trên ngọn bông rất dễ phát hiện. Sau 1 – 2 ngày thì đẻ trứng. Trứng được đẻ rải rác hay từng cụm 2 – 5 quả. Thời gian đẻ 2 – 7 ngày. Sức đẻ trứng 67 – 457 quả/ 1 con cái. Trứng đẻ ở phần đầu ngọn, búp, tai nụ, quả non. Ngài thích đẻ trên bộ phận nhiều lông. Ngài có xu tính yếu với ánh sáng đèn nhưng rất mẫn cảm với ánh sáng cực đen.
* Sâu non mới nở đục vào các bộ phận non của búp là m héo nõ n hoặc đục vào nụ
hoa là m rụng nụ, rụng đài. Một sâu có thể đục 3 – 4 nõn.
- Sâu non có 5 tuổi. Sâu tuổi 1 - tuổi 3 hoạt động mạnh, di chuyển nhiều và ít hại quả.
- Từ tuổi 3, sâu phá hại quả non, ăn xơ, hạt. Sâu nằm trong quả, thải phân là m hoen ố xơ. Bông bị hại thì chín sớm. Sâu ăn hết quả này thì hại quả khác.
vỏ quả trên mặt đất.
* Thời gian phát dục : nhiệt độ trung bình 25oC thì vòng đời là 28 – 31 ngày, trong đó
Trứng: 5 – 6 ngày Sâu non: 12 – 13 ngà y Nhộng: 11 – 12 ngà y
Trưởng thành: 5 – 15 ngày
5. Đặc điểm sinh thái học
- Nhiệt độ thích hợp là 18 – 26oC.
- Một nă m có 11 – 12 lứa. Hại nặng ở vụ Đông Xuân.
- Thời vụ: gieo sớm bị hại nặng hơn gieo muộn - Các giống bông nhiều lông bị hại nặng.
- Những ruộng bông xanh tốt, rậm rạp thì hấp dẫn ngài đến đẻ trứng. Trong các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây bông cần chú ý 3 thời kỳ xung yếu, đó là: thời kỳ
phát triển thân lá cao nhất, bắt đầu ra nụ và hình thành quả. - Thiên địch chủ yếu là các loài ong ký sinh trứng, sâu non.
6. Biện pháp phòng trừ
- Diệt các ký chủ phụ của sâu ở vùng trồng bông. - Trồng các giống bông có đặc điểm kháng sâu. - Thu hái các bộ phận bị hại.
- Tiêu diệt sâu ở trên tàn dư sau thu hoạch.
- Có thể bắt trưởng thành đang giao phối vào buổi sáng sớm.
- Phát hiện sớm để phun thuốc sâu khi sâu mới nở. Sử dụng các loại thuốc tiếp tiếp xúc và thấm sâu.