SÂU HỒNG HẠI BÔNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 133 - 136)

6. Biện pháp phòng trừ các loài sâu đục quả

SÂU HỒNG HẠI BÔNG

Pectinophora gossypiella Sounder Họ ngài mạch: Gelechinidae Bộ cánh vảy: Lepidoptera

+ Phân bố: là loài sâu nguy hiểm, thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật quốc tế. Sâu hồng phân bố rộng bao gồ m các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Úc và các

nước Na m Âu. Ở Việt Na m, sâu phân bốở hầu hết các vùng trồng bông.

+ Ký chủ: sâu hồng phá hạ i trên hơn 49 loài cây trồng, thuộc 24 họ khác nhau, trong

đó quan trọng nhất là họ bông.

2. Triệu chứng gây hại

Sâu hồng hại nụ, hoa, quả làm rụng nụ, rụng đài, rụng quả, là m cho quả thối tạo

điều kiện cho nấm bệnh phát sinh.

3. Đặc điểm hình thái

* Ngài có màu nâu, ngực màu xám đen. Chiều dài thân 5 – 6 mm, sải cánh rộng 6 – 9 mm. Cánh trước nhọn, có 4 dải màu nâu đậm. Cánh sau hình lưỡi dao, lông mép cánh dài màu trắng tro.

* Trứng màu hồng, hình ô van, chiều dài 0,4 – 0,6 mm, đường kính 0,2 – 0,3 mm. * Sâu non có 4 tuổi. Lúc mới nở màu phớt hồng, đầu màu và ng nhạt, ngực trước có tấm bảo vệ, trên thân của ấu trùng có những vệt ngang mầu hồng sáng, phía dưới thân màu xanh nhạt, dài 1 – 1,2 mm. Đẫy sức dài 8 – 10 mm.

* Nhộng hình bầu dục, dài 6 – 8 mm. Lúc mới hóa nhộng có mà u vàng nhạt sau chuyển sang màu nâ u cánh dán.

4. Đặc điểm sinh vật học

* Ngài vũ hóa vào 7 – 12 giờ, rộ nhất từ 9 – 10 giờ. Sau khi vũ hóa thì ngà i ẩn nấp chờ đến tối mới bay đi tìm thức ăn hoặc tìm đôi giao phối. Ban ngà y ngài thường ẩn nấp nơi tối, kẻ đất, dưới lá rụng. Ngài giao phối vào nữa đêm về sáng và 2 ngà y sau thì đẻ trứng.

- Trứng được đẻở đầu nõ n, trên cành quả, bao lá (thời kỳ bông ra nụ) và đẻ giữa bao lá và vỏ quả (nếu thời kỳ bông có quả). Trứng được đẻ rãi rác hay từng cụm 4 – 5 quả. Sức đẻ trứng 150 – 280 quả. Thời gian đẻ trứng kéo dài 3 – 11 ngày.

- Ngài có khả năng bay xa 3000 m, có xu tính ánh sáng có bước sóng ngắn (ánh sáng cực đen), vào đèn nhiều vào 21 – 23 giờ. Tỷ lệ đực cái tuỳ theo lứa sâu và tuổi thọ

của ngài tùy thuộc vào ẩ m độ và nhiệt độ. - Trứng nở vào 8 – 11 giờ

* Sâu non mới nở rất linh hoạt, bò đi tìm đục vào nụ hoa thành một lỗ nhỏ, xung quanh miệng lỗ có cứt sâu màu xanh, sau một ngày biến màu trắng, mép lỗ đục màu nâu. Sâu non ăn nhị hoa. Nếu hoa nhỏ thì bị rụng, nụ hoa lớn thì cánh hoa bị tơ cuốn chặt không nở được.

- Sâu non ưa ăn quả xanh. Quả xanh còn nhỏ mà bị sâu hại thì bị rụng, quả lớn bị hại gặp mưa thì thối nhũn, không nở được. Sâu non thường q ua đông khi nhiệt độ nhỏ hơn 15oC.

- Sâu non đẫy sức hóa nhộng trong kẽ đất, có thể hóa nhộng trong nụ, quả

* Thời gian phát dục: Ở nhiệt độ 25 – 30oC, thời gian phát dục của các giai đoạn như

sau:

Trứng: 4 – 6 ngày Sâu non: 16 – 20 ngày Nhộng: 8 – 12 ngày Ngài: 7 – 30 ngày

5. Đặc điểm sinh thái học

- Nhiệt độ thích hợp là 22 – 30oC, ẩm độ thích hợp 70 – 95%. - Thức ăn thích hợp là nụ hoa, quả.

- Bông gieo sớm, bón nhiề u phân đạm, cây bông sinh trưởng mạnh, lá rậm rạp là rất thíc h hợp cho sâu hồ ng đẻ trứng, phát dục dẫn đến tỷ lệ thiệt hại cao. Nếu ruộng

bông được bấm ngọn, tỉa cành kịp thời, thông thoáng thì ít bị gây hại.

- Giống bông châu Á bị hại nhẹ hơn giống bông lục địa vì có thời gian quả dài, vỏ

mề m hơn, sâu dễ đục. Bông cỏ bị hại nhẹ hơn bông hải đảo và bông luồi. - Ruộng bông gầ n sân phơi, gần kho, gần nơi cân bông… bị hại nặng.

- Thiên địch: ong ký sinh, nấm ký sinh, chim, gà… trong đó có một số loài đã được nghiên cứu và sử dụng như: ong Microbracon isomera Cushma n, M. nigrirufrum

Crushman, Pristomerus sinensis Ashmead…

6. Biện pháp phòng trừ

- Đẫy mạnh mạng lưới kiểm dịc h đối với sâu hồng, chủ yếu trên hạt bông từ địa

phương nà y đến địa phương khác.

- Xử lý bằng cách phơi bông, chú ý là m già n cao, để khi sâu bò ra ngoài rơi xuống sân và tiêu diệt, cần phơi nhiều nắng.

- Xử lý hạt bông trước khi gieo: xông hơi bằng HCN, sấy hạt giống ở 55 – 60oC, hoặc ngâ m trong nước nóng 55 – 66oC trong vòng 30 phút, có thể xử lý bằng nhiệt

độ thấp (- 18oC) trong 2 tiếng.

- Xử lý dụng cụ: khi phơi sấy, cất giữ thì sâu hồng bò ra chui vào các kẽ dụng cụ, do

đó cần xử lý các dụng cụ đó.

trên cây hoặc quả khô, rụng đe m ủ phân hoặc đốt.

- Tránh tưới nước, bón phân thừa cho bông, và không để bông thiếu nước.

- Dùng các biện pháp thúc đẫy bông chín sớm và chín đều, gieo tập trung trên diện rộng, ngưng tưới nước sớm.

- Trồng xen các dải cao lương, ngô ở rìa các ruộng bông để hấp dẫn thiên địch. - Bẫy bắt ngà i bằng ánh sáng cực tím.

- Dùng giống chống chịu sâu.

- Phun thuốc hóa học khi sâu mới nở. Dùng các thuốc tiếp xúc và thấm sâu.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 133 - 136)