Dùng các loại bẩy bả

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 68 - 69)

+ Mục đích: Điều tra tình hình phát sinh, phát triển của sâu hại trên đồng ruộng; Thu bắt số lượng lớn nhằm giảm sâu hại trên đồng ruộng

+ Cơ sở khoa học: lợi dụng các xu tính và tập tính sinh sống của sâu hại để tạo ra cac loại bẫy bả khác nhau để kích thích, hấp dẫn, thu hút côn trùng vào bẫy.

* Bẫy đè n

+ Cơ sở khoa học: lợi dụng xu tính dương về ánh sáng của côn trùng, dùng bẫy đèn làm

nguồn kích thích để thu hút côn trùng. Nguồn ánh sáng có thể dùng đèn dầu, đèn điện

nhưng tốt nhất là đen hơi thủy ngân và đèn tử ngoại. Bẫy có thể là một chậu nước có vẩy dầu hoặc pha các chất độc, hoặc dùng màng lưới kim loại truyền điện để tiêu diệt côn trùng vào bẫy. Ví dụ: hầu hết các loài côn trùng thuộc họ ngài sáng (Pyralidae) có xu tính

dương với ánh sáng, vì vậy có thể dùng bẫy đèn để thu bắt như: sâu đục thân lúa bướm hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, sâu đục thân ngô, sâu đục thân khoai lang…

+ Yêu cầu:

- Phải tiến hành trên diện rộng và đồng loạt - Dùng khi côn trùng xuất hiện rộ

- Đặt bẫy đèn vào lúc tối trời, lặng gió, không mưa, nhiệt độ trung bình. - Thời gian đặt bẫy: 19 – 22 giờ

* Bẫy thức ăn

+ Cơ sở khoa học: Ứng dụng tính ăn thêm của một số loài côn trùng ở thời kỳ trưởng

thành, xu tính dương về dinh dưỡng của một số loài sâu, dùng thức ăn làm nguồn kích thích.

+ Các loại bẫy thức ăn:

- Bẫy tanh hôi (protit thủy phân): dùng cua, cá, ốc… để ươn + 1% chất độc (% theo khối

lượng). Trừ các loài ruồi đục quả, bọ xít dài hại lúa…

- Bẫy chua ngọt: 4 phần mật mía + 4 dấm + 1 rượu + 1 nước + 1% chất độc. Dùng để hấp dẫn trưởng thành của hầu hết côn trùng họ ngài đêm (Noctuidae) như: sâu keo, sâu cắn gié, sâu khoang, sâu xám…

Cách dùng: bả độc đặt cao 1 – 1,5 m, 2 - 3 bẫy/ha, ngày đậy, đêm mở, dùng trong 3 - 4 ngày thì thay bả mới.

- Bẫy rau: cám + rau (thân ngô non thái nhỏ) + nước + 1% chất độc. Dùng để hấp dẫn côn

trùng như bọ hung, dế, sâu non của sâu xám…

* Bẫy pheromone

Phero mone là các chất tiết ra từ côn trùng để đảm bảo thông tin giữa các cá thể cùng loài. Có các loại pheromone dùng để cảnh bảo (alar m), tụ tập (aggregation), giới tính (sex). Dùng pheromone hấp dẫn côn trùng là một biện pháp bảo vệ thực vật có hiệu quả, đặc biệt là pheromone giới tính (sex-pheromone). Hiện nay có nhiều pheromone sinh dục đã được tổng hợp và sử dụng. Ví dụ: pheromone hấp dẫn bọ hà đực (C. formicarius) là (z) 3-dodecen-1 ol(E) 2- butenoate

* Bẫy âm thanh

Dùng máy âm thanh với tần suất khác nhau để dẫn dụ, thu hút hoặc xua đuổi côn trùng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)