Đặc điểm chung của bộ hai cánh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 57 - 58)

Gồm chủ yếu các loại ruồi và muỗi.

Đây là một trong những bộ lớn nhất của lớp côn trùng, gồm một số loài rất phong phú không những về số lượng cá thể mà cả về số lượng thành phần loài, hiện diện hầu như

khắp mọi nơi. Đặc điểm cơ bản của bộ hai cánh là: chỉ có một cặp cánh duy nhất đó là cặp cánh trước, còn cặp cánh sau thóai hóa rất nhỏ thành dạng hình chùy.

Đa số có kích thước nhỏ, cơ thể mềm, yếu và một vài loài có kích thước rất nhỏ. Miệng nói chung thuộc dạng hút, tuy nhiên cấu tạo miệng có rất nhiều biến đổi tùy từng họ. Nhiều loài có kiểu miệng chích hút, một số loài khác có kiểu miệng liếm hút, cứa hút và một số ít loài miệng thóai hóa không hoạt động.

Biến thái hoàn toàn, ấu trùng được gọi là giòi (đối với ruồi) hoặc bọ gậy, lăng quăng (đối với muỗi). Ấu trùng muỗi có đầu phát triển, miệng gặm nhai. Ấu trùng ruồi đầu thóai hóa rất nhỏ, không chân, miệng chỉ có một hoặc hai móc miệng di chuyển lên xuống theo

chiều thẳng đứng. Ở một vài loại ruồi, đầu của ấu trùng hóa cứng ít co giãn. Ấu trùng bộ

hai cánh có thể sinh sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, một số lớn loài sống trong nước.

Tính ăn của ấu trùng có thể gồm 4 dạng: ăn thực vật, ăn chất mùn, ăn phân, ăn mồi và ký sinh. Đối với nhóm ăn thực vật thì ấu trùng gây hại chủ yếu bằng cách đục và sinh sống trong mô cây như giòi đục lá, giòi đục thân,… Nhóm ăn mồi chủ yếu tấn công trên những loài côn trùng nhỏ, mình mềm như rầy mềm, rệp sáp… Nhóm ký sinh gồm một số

loài quan trọng nhất là những loài thuộc họ Tachinidae, chủ yếu ký sinh trên sâu non và nhộng bộ cánh vẩy.

Bên cạnh nhóm ký sinh thực vật thì nhóm ký sinh động vật cũng rất phong phú, bao gồm nhiều loài ký sinh trong cơ thể gia súc, nhiều loài là môi giới truyền bệnh nguy hiểm

cho người như muỗi tuyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 57 - 58)