Cơ cấu cây trồng trên đồng ruộng và sử dụng giống chống chịu sâu hạ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 65 - 66)

Từng loại sâu hại chỉ gây hại trên một số cây trồng nhất định vì vậy chọn cơ cấu cây trồng thích hợp sẽ tạo điều kiện không thuận lợi cho sâu hại phát triển, đặc biệt là điều kiện thức ăn.

Sử dụng giống chống chịu sâu: tính chống chịu của cây đối với sâu hại là tập hợp các

đặc điểm giúp cây tránh được sự tấn công của côn trùng, chịu đựng được chúng hoặc nhanh chóng phục hồi khi bị hại trong những điều kiện mà những cây khác bị sâu hại nghiêm trọng.

Phương pháp sử dụng giống chống chịu: Việc sử dụng giống chống chịu sâu hại trong sản xuất là biện pháp chủ động, có hiệu quả kinh tế cao nhưng cần phải chú ý các đặc

điểm sau:

- Các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh là giống có năng suất không cao, phẩm chất không tốt. Các giống chống chịu khỏe, cho năng suất cáo thì chỉ có khả năng chống chịu theo chiều dọc và rất dễ mẫn cảm với các loài sâu bệnh khác.

- Đặc tính chống chịu sâu hại của cây trồng không phải cố định mà có những thay đổi. Vì thế có thể giữ được một thời gian sau đó mất dần do sự thay đổi các loài gây hại, sự xuất hiện các chủng, biotipe mới có tính độc cao hơn, do tác động bên ngoài (khí hậu, thời tiết,

dinh dưỡng…) làm thay đổi đặc tính của cây. Vì vậy phải không ngừng gìn giữ, bồi dưỡng nâng cao tính chống chịu sâu hại của cây.

- Xác định những bộ giống cây trồng thích hợp cho từng vùng sản xuất, từng cánh đồng, từng vụ sản xuất. Không sử dụng giống chống chịu trên diện rộng. Thực tế chỉ nên sử

dụng khoảng 60% diện tích.

liên tục một giống thì sâu sẽ quen dần với giống, dẫn đến mất khả năng chống chịu. - Đảm bảo các điều kiện kỹ thuật canh tác, đáp ứng nhu cầu của mỗi giống.

- Gìn giữ và bảo vệ các giống địa phương. Đó là vốn quý về phương diện dự trữ nguồn gen chống chịu sâu bệnh.

- Lai tạo, chọn lọc các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt và chống chịu sâu hại khỏe. - Thường xuyên kiểm tra đặc tính chống chịu sâu hại của cây và sự xuất hiện của các chủng, biotype mới.

7.3.1.4. Làm đất

Biện pháp làm đất như cày bừa, xới xáo đều ảnh hưởng đến sự sống của sâu hại, như:

phá vỡ nới cư trú, nơi ẩn nấp, nơi qua hè, qua đông do làm đất vùi lấp cỏ dại, tàn dư cây

trồng; thay đổi đột ngột điều kiện sinh thái; tác động cơ giới của công cụ làm đất có thể

tiêu diệt sâu hại.

- Thời vụ làm đất: Nếu chọn thời vụ làm đất thích hợp thì có thể tiêu diệt được nhiều loài sâu hại sống trong đất, ở trong tàn dư thực vật trên đất, cắt đứt triệt để nguồn thức ăn phụ và nơi ẩn nấp tạm thời của sâu hại làm cho chúng chết.

- Kỹ thuật làm đất: Có thể cày lật hay có lưỡi cày phụ, cày không lật, là m dầm, làm ải tùy theo yêu cầu của sâu hại cần phòng trừ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)