SÂU ĐỤC THÂN NGÔ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 99 - 103)

6. Biện pháp phòng trừ Cấy đúng thời vụ, mật độ vừa phải.

SÂU ĐỤC THÂN NGÔ

Ostrinia nubilalis Hiib ner Họ ngài sáng: Pyralidae Bộ cánh vảy: Lepidoptera

1. Phân bố và ký chủ

bằng cho đến vùng núi cao. Trên thế giới sâu đục thân ngô cũng phân bố hầu hết các

nước trồng ngô.

+ Ký chủ: Là loài sâu ăn rộng, ngoài hại ngô còn phá hại trên hầu hết các cây trồng thuộc họ hòa thảo và nhiều họ thực vật khác như: bông, kê, cao lương, đay, cà, cỏ

thức ăn gia súc …

2. Triệu chứng gây hại

Triệu chứng gây hại thay đổi tuỳ thuộc vào tuổi sâu và giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô: Sâu tuổi 1 – 3 nằm trong nõn ngô, ăn lá nõn và đục xuyên thủng lá nõn. Cho nên khi lá nõn vươn xoè ra các lỗ đục xếp thành hàng ngang đều đặn trên lá. Nếu giai đoạn nhú cờ thì sâu chui vào bao cơ rồi đục vào cuống cờ từ trên xuống

dưới, là m cho cờ gãy, hoa phấn khô héo, không tung phấn được. Sâu từ tuổi 3, đục vào thân bắp non. Cây ngô khi còn nhỏ có thể gãy nga ng, không ra được bắp hoặc ngừng phát triển. Cây ngô đã lớn khi sâu đục trong thân để lại những đường đục có phân (phân có lúc dùn ra ngoà i ở các lỗ đục). Nếu bị hại nặng thì gây đỗ ngã khi có gió. Khi ngô trỗ cờ, phun râu, sâu ăn hoa đực và râu ngô sau đó đục vào cuống cờ

gây hiệ n tượng gãy cờ. Bắp ngô non có thể bị sâu đục từ cuống bắp vào thân bắp. Nếu bắp đã cứng thì sâu đục từ đầu bắp xuống giữa bắp.

3. Đặc điểm hình thái

* Trưởng thà nh:

- Ngài cái thân dài 13 – 15 mm, sải cánh rộng 28 – 34 mm. Cánh trước màu vàng

tươi đến vàng nhạt, có hai đường vân nâu thẫm gấp khúc chạy từ mép trước cánh

trước ra hết cánh sau và mờ dần, giữa ha i vân này có hai vân cụt.

- Ngài đực nhỏ hơn, thân dài 12 – 14 mm, sãi cánh rộng 22 – 28 mm, có mà u sắc

đậ m hơn. Vân cánh giống ngà i cái nhưng đậ m hơn. Đôi khi ở phía ngoà i có ha i vân dài và hai vâ n ngắn cũng gợn sóng và kéo dài đến hết cánh trước.

* Trứng hình bầu dục dẹt, thường đẻ thành ổ xếp dạng vẩy cá ở dưới lá ngô. Khi mới

đẻ trứng có mà u trắng, trên mặt trơn bóng. Vài ngày sau có một chấ m đen nổi rõ, đó là đầu của sâu non.

* Sâu non có 5 tuổi, đẫy sức dài 22 – 28 mm, màu nâu và ng, có vạch mờ chạy trên

lưng.

Trên mỗi mảnh lưng có 1 nốt gai lồi màu thẩm ở phía trước và 2 nốt nhỏ hơn nằm phía sau.

* Nhộng dài 18 – 19 mm, mà cánh gián. Nhộng đực nhỏ hơn, thân dài thon hơn

4. Đặc điểm s inh vật học

* Ngài:

- Ngài hoạt động về ban đêm (6-12 giờ), ban ngà y ẩn nấp trong bẹ lá và nõn ngô. - Ngài ưa ánh sáng đèn và phần nào thích mùi vị chua ngọt.

- Sau khi vũ hóa 1 ngày thì giao phối và sau giao phối 1-2 ngày thì đẻ trứng, thời

gia n đẻ trứng kéo dài 2 - 7 ngày, ngài có tính chọn lọc nơi đẻ trứng, thường đẻ ở sau lá bánh tẻ, ở ruộng ngô xanh tốt và sắp trổ cờ. Mỗi con cái đẻ trung bình 300 – 500 quả, mỗi ổ 10 - 30 quả.

* Sâu non:

- Sâu non thường nở vào buổi sáng. Sau khi nở, tập trung ăn vỏ trứng và chất keo bao phủ trứng, sau đó mới bò phân tán trên lá ngô, rồi nhả tơ du mình nhờ gió phát tán. - Sâu xâ m nhập nha nh chóng vào các bộ phận của cây như lá nõn, hoa đực, nách lá,

râu ngô. Lúc này sâu chưa đục vào thân mà nằm ở các chổ kín ăn chất xanh. Sang tuổi 2, tuổi 3 sâu mới đục vào thân và sống suốt ở trong thâ n. Sâu chỉ ra khỏi thân khi ngô trổ cờ, phun râu để di chuyển lê n cờ và râu ngô.

- Khi đẫy sức hóa nhộng ở trong thân ngô, bắp ngô ở giữa đường dục, đầu nhộng luô n hướng về lỗ đục. Hoặc có thể hóa nhộng trong kén, trong bẹ lá. Nếu mưa nhiều thì có thể hóa nhộng nga y bên trong vị trí bộ phận bị hại.

* Thời gian phát đục :

Vòng đời: 30 - 65 ngà y, trong đó:

Trứng: 3 – 10 ngày Sâu non: 25 – 40 ngày Nhộng: 7 – 10 ngày

Trưởng thành: 5 – 10 ngày

5. Đặc điểm s inh thái học

- Sâu gâ y hại nhiều vào cuối vụ Đô ng Xuân và vụ Thu. Cuối vụ Thu thì sâu qua đông trong các tàn dư cây trồng. Nguồn qua đông thường vũ hóa vào tháng 2, 3 năm sau. Đây là nguồn sâu gây hạ i cho ngô Đông Xuân và Hè Thu.

- Nhiệt độ thíc h hợp cho sự phát dục của sâu non là 23 – 28oC, nhộng 15 – 32oC, trứng 17,5 – 30oC. Giới hạn nhiệt độ ngừng sinh trưởng là 32oC. Phản ứng của sâu non với nhiệt độ thay đổi tuỳ tuổi: tuổi 1 đến tuổi 4 thì giới hạn 10 – 32oC, nhưng

tuổi 4, 5 là 28 – 30oC. Nhiệt độ khởi điểm p hát dục là 10oC. Cuối tuổi 5 nếu nhiệt độ

Sâu non đẫy sức hóa nhộng yêu cầu nhiệt độ lớn hơn 21oC. Nếu nhiệt độ thấp thì gia i

đoạn này kéo dài hơn 40 ngày.

- Ẩm độ: Sâu đục thân ngô là loài ưa ẩm và đòi hỏi ẩm độ không khí cao. Trứng chỉ

phát dục trong điều k iện ẩ m độ 70 – 100%. Sâu non tuổi nhỏ thíc h hợp ởẩ m độ 95 –

100%, độẩm nhỏ hơn 70% là rất bất lợi cho sâu non, độ ẩm 55 – 60% thì 100% sâu non chết. Sâu non mới nở chưa xâ m nhập vào cây nếu ẩm độ nhỏ hơn 90% thì chết

50%. Độẩm còn ảnh hưởng đến thời gian sống và khả năng đẻ trứng của ngà i. Độ ẩm không khí 80% thì số lượng trứng đẻ chỉ còn 42%.

- Khả năng đẻ trứng của bướm còn phụ thuộc vào lượng nước uống ở dạng nước mưa và sương. Khi đói nước thì khả năng đẻ trứng giảm, số trứng đẻ giảm 19–27 lần, trứng nở giảm 4 – 6 lần.

- Thức ăn: Sâu đục thân ngô sống trên nhiều bộ phận khác nhau và ảnh hưởng của từng bộ phận ấy đến sinh trưởng và phát dục của sâu không giống nha u. Ví dụ: sâu

ăn lá và thân ngô non thì phát dục chậ m hơn, trọng lượng nhộng thấp hơn so với ăn hoa đực và bắp non. Cây ngô càng non thì khô ng thuận lợi cho sự sinh trưởng của

sâu. Giai đoạn thích hợp nhất đối với sâu là giai đoạn trổ cờ. Thích hợp nhất cho sâu non là lúc cây ngô trổ cờ. Nếu không thỏa mãn về thức ăn thì sâu bị chết hoặc kéo dài thời gian phát dục.

- Sâu non mới nở bò lên lá cây đến loa kèn, xuống bẹ lá, chui vào vỏ bắp. Sâu định

hướng được như vậy là nhờ các phản ứng hướng hóa và hướng quang. Chất hấp dẫn là Betagrama mexanol, Ande hit alfa-beta hexanal. Khi không có các chất này thì sâu bò lung tung và tìm ra thức ăn một cách ngẫu nhiê n.

- Các giống ngô khác nhau thì phản ứng với sâu đục thân khác nhau. Có cả giống chống và giống chịu. Thường các giống ngô thâ n to và cao cây, dài ngày có sức chịu

đựng sâu rất khoẻ. Khả năng chống chịu của giống ngô phụ thuộc vào hà m lượng 6 metoxi benzo xazo linon, chất này tha y đổi theo các giống ngô, theo các giai đoạn sinh

trưởng của cây ngô và theo từng bộ phận của cây ngô.

- Thiên dịch: Sâu non và nhộ ng thường bị ong và ruồi ký sinh, nấm Beauv eria và vi khuẩn Bacillus thuringiensis gây bệnh. Ngoài ra có rất nhiều loại côn trùng và nhện mắt mồi ăn thịt, chim ăn sâu. Ví dụ: Ong mắt đỏ ký sinh trứng Trichogramma japonicum, ong bụng vàng Xanthopimla sp.; Ong đùi to Ký sinh sâu non Brachymelis

sp.

6. Biện pháp phòng trừ

- Gieo trồng ngô tập trung trên diện rộng, gieo đúng thời vụ, không gieo rãi rác, kéo dài. Bố trí thời vụ hợp lý.

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư sau thu hoạch, đặc biệt là cần xử lý thâ n cây ngô sau thu hoạch của vụ Hè Thu để tiêu diệt sâu và nhộng qua đông (cho trâu bò ăn,

hoặc là m chất đốt) để làm giảm nguồn sâu cho lứa sâu sau, vụ sau.

- Nên trồng cây trồng họ đậu xen, gối với ngô để tạo điều kiện thuận lợi cho ong ký sinh phát triển.

- Biện pháp luân canh.

- Dùng bẫy đèn. Ngắt ổ trứng.

- Dùng thuốc hóa học: chỉ có hiệu quả đối với sâu non tuổi 1, 2 đặc biệt phun bảo vệ

thời kỳ xung yếu của cây cây đối với sâu là từ giai đoạn loa kèn đến phun râu. Dùng các loại thuốc tiếp xúc hoặc vị độc.

- Ở những vùng sâu đục thân gây hại nặng thì có thể dùng thuốc hạt như Basudin

10H, Furadan 3H, Padan 4H để phòng trừ sâu, bằng cách rắc 7 – 10 hột thuốc lên ngọn 3 lần / vụ vào các ngày 30, 45, 60 ngà y sau gieo. Tốt nhất là điều tra theo dõi sau khi thấy bướm sâu xuất hiện rộ thì mới xử lý.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 99 - 103)