RỆP XƠ BÔNG TRẮNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 125 - 127)

6. Biện pháp phòng trừ các loài sâu đục quả

RỆP XƠ BÔNG TRẮNG

Ceratov acuna lanigera Zchntner Họ rệp xơ bông trắng: Erioso matidae Bộ cánh đều: Homoptera

1. Phân bố và ký chủ

+ Phân bố: Rệp gây hại trên các vùng trồng mía của nước ta và trên thế giới + Ký chủ: chỉ gây hại trên cây mía

2. Triệu chứng gây hại

Rệp non và trưởng thành sống tập trung ở 2 bên gân chính, mặt sau lá để hút dịch cây. Lá bị hại có thể bị úa vàng, cây sinh trường cằn cỗi, các lóng mía ngắn lạ i, lượng

đường thấp, chất lượng đường giảm.

3. Đặc điểm hình thái

Có hai loại chính: rệp có cánh và rệp không có cánh

* Trưởng thà nh:

- Rệp cái đẻ con không cánh, cơ thể dài 2 mm, mặt lưng phủ đầy lớp sáp dạng sợi bông trắng. Thâ n mà u vàng hay màu xanh. Râu đầu ngắ n có 5 đốt. Không có ống bụng.

- Rệp cái đẻ con có cánh, cơ thể dài 2 mm, cánh dài 3,5 mm. Đầu màu đen, ngực mà u tối, bụng màu đen hay xanh đậm, chân mà u đen. Râu đầu ngắn có 5 đốt. Không có ống bụng. Cánh trong suốt che hết phần bụng, mạch cánh thóai hóa.

- Loại hình có cánh: rệp mới nở màu xanh đậm, tới tuổ i 4 lưng ngực giữa dài ra. Ngực sau và lưng bụng có chất sáp sợi dài, ngực giữa và ngực sau có mầm cánh. Râu

đầu 5 đốt.

- Loại hình không cánh: rệp có màu vàng nhạt, sau chuyển thành màu xanh lục. Đến tuổi 4 trên lưng có nhiều lớp sáp trắng. Râu đầu có 4 đốt.

4. Đặc điểm sinh vật học

- Rệp sau vũ hóa 2 – 3 ngày thì s inh sản. Rệp đẻ trực tiếp ra con. Mỗi con cái loại không cánh có thể đẻ 33 – 35 con, loại có cánh đẻ 14 – 20 con. Sau khi đẻ 20 – 30 phút thì rệp mẹ có thể chết, nhưng rệp không cánh có thể 7 – 10 ngày sau mới chết. Rệp có sức sinh sản nhanh và mạnh. Một nă m có thể có 20 – 30 lứa.

- Rệp non sau khi mới đẻ có thể bò đi tìm nơi sinh sống. Rệp non có 4 tuổi.

- Rệp no n và trưởng thành sống tập trung thành từng đám ở mặt sau lá mía. Chúng sợ

ánh sáng trực xạ. Rệp non hoạt động nhanh nhẹ n hơn rệp trưởng thành.

- Sự xuất hiện loại hình rệp có cánh và không có cánh liên quan mật thiết với đ iều kiện nước, thức ăn và thời tiết. Khi mùa khô, mía bị khô hạn thì rệp có cánh xuất hiện nhiều.

* Thời gian phát dục :

- Rệp trưởng thành loại không cánh sống 30 – 60 ngày, rệp non 15 – 30 ngà y. - Rệp trưởng thành loại có cánh sống 7 – 10 ngà y, rệp non 30 – 40 ngày.

5. Đặc điểm sinh thái học

- Nhiệt độ thấp nhất cho rệp sinh trưởng và phát dục là 15oC, nhiệt độ thích hợp nhất là 20 – 23oC, nhiệt độ tối cao là 30oC.

- Khi ẩm độ không khí thấp thì có nhiều rệp có cánh và ngược lại nếu ẩ m độ không khí cao thì có nhiều rệp không cánh.

- Mưa to và nặng hạt thì có thể rửa trôi rệp, mưa dầm thì rệp phát triển chậm và dễ bị

nấm ký sinh.

- Rệp gây hại trong suốt cả nă m nhưng nặng nhất là vào vụ Xuâ n - Giống mía có bản lá dày, lá đứng, nồng độ bris me thấp thì bị hại nhẹ.

- Thiê n địch: rệp bị nhiều loà i thiê n địch ăn thịt và ký sinh như các loài bọ rùa 2 chấm, 13 chấm, và nấm Aspergillus sp. ký sinh.

6. Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch. - Chọn giống mía có khả năng chống chịu rệp.

- Bó m đạm sớm và cân đối hợp lý.

- Thường xuyên bóc và cắt lá già để đảm bảo ruộng mía thông thoáng. - Không nê n tưới nước vào ruộng mía khi xuất hiện rệp gây hại

- Dùng thuốc hóa học nội hấp phun ướt đẩm đều khắp mặt lá, phun kỹ nơi có rệp.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 125 - 127)