BỌ HUNG ĐEN ĐỤC GỐC MÍA

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 127 - 129)

6. Biện pháp phòng trừ các loài sâu đục quả

BỌ HUNG ĐEN ĐỤC GỐC MÍA

Allissonotum impressicola Azron

Họ bọ hung: Scarabacidae Bộ cánh cứng: Coleoptera

1. Phân bố và ký chủ

+ Phân bố: Bọ hung đen phân bố khắp các vùng trồng mía ở nước ta nhất là các vùng

đất đồi và đất bãi ven sông. Trên thế giới bọ hung đen gây hại khắp các nước trồng mía vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.

+ Ký chủ: chủ yếu gâ y hại trên cây mía.

2. Triệu chứng gây hại

Bọ hung trưởng thành và bọ hung non từ tuổi 3 thường gặ m ăn rễ non và thân ngầm sát hoặc dưới mặt đất gây hiện tượng nõn héo hoặc chết cây, nhất là thời kỳ

khô hạn và mía còn nhỏ. Bọ hung gây hại dẫn đến tình trạng khuyết cây, ảnh hưởng

đến tỷ lệ đẻ nhánh của cây mía, nhất là ở ruộng mía để gốc.

3. Đặc điểm hình thái

* Trưởng thà nh khi mới vũ hóa mà u và ng nhạt sau chuyển thành màu nâu đỏ, cuối cùng trở thành mà u đen lấp lá nh. Mặt bụng và chân có màu nâu đen. Cơ thể dài 15 –

17 mm. Đầu nhỏ hình tam giác, đầu mút phía trước có hai cục lồi. Hai cục lồi này tạo với 2 u lồi trên đỉnh đầu tạo thành hình thang ngược. Đốt đùi chân giữa và chân sau có 3 túm lông nhỏ.

* Trứng hình bầu dục, mà u trắng sữa. Kíc h thước dài 2,3 mm, rộng 1,5 mm. Mặt trứng có những vân mạng lưới. Sau khi đẻ ít ngày thì trứng có hình tròn và khi trứng sắp nở có màu tro xá m.

* Sâu non có màu trắng sữa, đầu và chân có màu vàng nhạt, bụng có màu vàng nhạt và phía cuối bụng có mà u đen và nhiều lông gai. Sâu non có 3 tuổi.

* Nhộng có mà u nâu vàng, hình bầu dục, dài 16 – 25 mm. Đốt đuôi và đốt chày ngắn và thô. Hai mảnh bụng đốt cuối kéo dài.

4. Đặc điểm sinh vật học

* Trưởng thà nh có xu tính yếu với ánh sáng. Bò nhiều, ít bay. Phần lớn trưởng thành sống dưới đất, ban đêm có thể bò lên mặt đất hoạt động. Bọ trưởng thà nh phá hại gốc mía khá mạnh. Ban ngày có khi cũng bắt gặp bọ hung ở các hốc lõ m ở gốc mía.

Trưởng thành đẻ trứng vòng quanh gốc mía. Mỗi con cái đẻ 25 trứng.

* Sâu non sống suốt đời ở trong đất, hoạt động gặ m ă n rễ và thân ngầm. Khi đẫy sức hóa nhộng ở trong đất.

* Thời gian phát dục : Trứng: 10 – 20 ngà y Sâu non tuổi 1: 45 ngày tuổi 2: 45 ngày tuổi 3: 150 ngà y Nhộng: 15 – 25 ngày

Trưởng thành: 20 – 35 ngà y Vòng đời: 315 ngày – 1 nă m

5. Đặc điểm sinh thái học

- Trong điều kiện khí hậ u nước ta thì bọ hung có thể gây hại quanh nă m, nặng nhất vào mùa Xuân (khoảng tháng 4 đến tháng 6). Gây hại vào lúc mía đẻ nhánh.

- Bọ hung thường sinh trưởng phát dục tốt ở các chân đất tơi xốp, thoát nước, giàu chất hữu cơ, hơi chua.

- Ruộng mía để gốc bị hại nặng hơn.

- Bọ hung trưởng thành thường bị nấm xanh (Metarhizium anrsopliae) ký sinh gây bệnh.

6. Biện pháp phòng trừ

- Mía vụ Đông Xuân cần trồng đúng thời vụ, không trồng quá muộn và không kéo dài thời gian trồng.

- Luân canh mía với cây trồng nước hoặc cây ngắn ngày khác.

- Làm đất kỹ trên ruộng mía tơ. Trước khi trồng có thể bón vôi hoặc dùng các loại thuốc bột (Basudin 10 H, Padan 4 G) rắc lên rãnh, lấp đất nhẹ rồi đặt hom mía.

- Cân tiến hành cày đất sâu, vun luống, làm cỏ kết hợp bắt sâu trong gốc, trong hom

mía. Nơi có nhiều bọ hung có thể trước khi phun gốc nên rải thê m thuốc vào hom mía.

- Đối với mía gốc thì đầu vụ Xuân nên dùng cuốc xắn cây và gốc sát mặt đất, sau đó

- Có thể tháo nước vào ruộng cho trưởng thành ngo i lên và dùng vợt bắt, hoặc tháo

nước ngâm ruộng 2 – 3 ngà y để diệt sâu no n.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 127 - 129)