Một số loài sâu hại ngô chủ yếu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 96 - 99)

6. Biện pháp phòng trừ Cấy đúng thời vụ, mật độ vừa phải.

8.1.2.2. Một số loài sâu hại ngô chủ yếu

SÂU XÁM

Agrotis ypsilon Rottenberg Họ ngài đê m: Noctuidae

Bộ cánh vảy: Lepidoptera

1. Phân bố và ký chủ

+ Phâ n bố: Ở nước ta, sâu xá m phân bố ở khắp các vùng trồng ngô ở, chỉ phân bố ở

những vùng có khí hậu mát mẻ. Các vùng nó ng chỉ gâ y hại trong vụ Đô ng và vụ Đông Xuâ n. Trên thế giới, sâu xá m có mặt ở khắp các nước ôn đới và một số nước vùng nhiệt đới.

+ Ký chủ: Ngoài cây ngô, sâu xá m còn có thể phá hại trên hàng trăm loại cây trồng và cỏ dại như: đậu đỗ, khoai tây, khoai la ng, cà chua, rau, thuốc lá, day, lạc, ớt, bong, bầu bí, chè …

2. Triệu chứng gây hại

- Đây là loại sâu gây hại nguy hiểm và có tính huỷ diệt, vì vậy cây khó khôi phục sau khi bị sâu gây hại.

- Sâu non tuổi 1 gặm lá non, là m thủng lổ chổ hoặc khuyết mép lá, tuổi 2,3 có thể cắn

đứt nga ng gốc cây ngô non 5 – 6 lá rồi kéo cả cây xuống đất nơi trú ẩn để làm thức

ăn. Khi cây đã lớn thì sâu cắn khuyết thân cây, phá điểm sinh trưởng hoặc cắn đứt

cành (đối với các cây trồng khác).

* Trưởng thà nh: Ngà i có mà u nâu tối, thân dài 16 – 23 mm, sải cánh rộng 42 – 54 mm. Ngài cái có râu hình sợi chỉ, ngài đực có râu hình răng lượt kép. Mép trước của

cánh trước có mà u nâu đen, có 6 chấm nhỏ màu trắng tro. Trên cánh trước có 2 vân nga ng hình gợn sóng, giữa ha i vân nga ng có một hình gậy, một vâ n hình tròn và một vân hình quả thận có một hình mũi kim, mũi nhọn hướng vào phía trong cánh… Vân nga ng, vân hình gậy, vân hình tròn, vân hình quả thận có màu trắng tro xung quanh có viề n mà u đen. Cánh sau màu trắng tro, mạch gân và gần mép ngoài có màu nâ u. * Trứng hình bán cầu, đường kính 0,5 – 0,6 mm. Đỉnh trứng có một núm lồi, xung quanh có một đường sống nổi toả xuống phía dưới. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển thành màu hồng, lúc sắp nở mà u tối sẫm.

* Sâu non dẫy sức dài 45 – 50 mm, màu xá m hoặc màu đen bóng. Phía dưới bụng mà u nhạt hơn phía lư ng, có 3 vạch rõ rệt. Trên da khô và phân bố đầy nốt đen. Mảnh mô ng cuối bụng có ha i đường dai học màu nâu đen. Sâu non có 6 tuổi, đôi khi có 5

hoặc 7 tuổi.

* Nhộng mà u cánh gián dài 18 – 24 mm. Mép trước của mặt lưng đốt bụng thứ 4 đến thứ 7 có mà u nâu đậm đồng thời có chấm lõm xếp lộn xộn theo hàng ngang. Cuối bụng có một gai ngắn thô.

4. Đặc điểm s inh vật học

* Ngài:

- Vũ hóa vào buổi tối. Hoạt động mạnh về ban đêm, mạnh nhất vào lúc 19 – 23 giờ. Ban ngày ẩn nấp ở các cây hoặc bụi cỏ.

- Sau khi vũ hóa 3 – 5 ngày thì ngài đẻ trứng. Ngài đẻ trứng rãi rác, hoặc từng ổ 1 – 3 trứng và không có tính lựa chọn nơi đẻ trứng. Trứng thường được đẻ trên cỏ dại, lá khô, trên bộ phận non của cây, trên mặt đất, kẻ nứt …. Trong hoạt động sinh sản,

ngà i thường xe n kẽ với hoạt động ăn thê m. Vì vậy sức sinh sản và thời gia n đẻ trứng của ngài phụ thuộc vào điều kiệ n dinh dưỡng ăn thê m của ngài. Nếu thức ăn phù hợp cho ngà i thì mỗi ngài có thể đẻ 1000 – 2000 trứng. Thời gian đẻ trứng keo dài 17 ngà y.

- Ngài có xu tính yếu với ánh sáng thường, có phản ứng mạnh với ánh sáng có bước sóng ngắn (ví dụ: tia cực tím, 3650 Å).

- Ngài có xu tính mạnh với mùi chua ngọt, vì vậy ngài thường tập trung ở những nơi là m đường, mật, nấu rượu .

- Ngài chịu rét khoẻ. * Sâu non:

- Sâu no n mới nở ăn vỏ trứng, sau 6 giờ mới hoạt động và mỗi một tuổ i có phương

thức gây hại khác nha u:

+ Tuổi 1: dài 2-3 mm, sống trên cây hoặc trên gốc cây, gặm ăn lá no n làm thủng lổ

hoặc khuyết mép lá.

+ Tuổi 2-5: sống dưới đất, ban đêm mới bò lên phá hại cây. + Tuổi 2-3: gặm quanh thân cây non hoặc cắn nga ng phiến lá. + Tuổi 4-5: cắn đứt ngang thân cây ngô non, kéo xuố ng đất.

- Sâu phá hại cây ngô từ khi mọc mầm đến 4 - 5 lá. Khi cây ngô lớn thì sâu ít phá hại

hơn nhưng lúc này sâu gặm khuyết hoặc đục phần thâ n gần sát gốc làm cho cây dễ bị

héo.

- Sâu non có tính giả chết, khi bắt lên thì sâu cuộn tròn mình lại, một lát sau mới bò

đi. Sâu non có tính ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn. Sâu có sức chịu đói khoẻ, thích mùi vị cám chua. Sâu non chịu nước ké m.

- Ở trong đất thì động thái di chuyển của sâu no n không theo một quy luật nhất định, phụ thuộc vào tuổi sâu, nhiệt độ, ẩ m độ. Khi nhiệt độ cao thì sau di chuyển xuống tầng đất sâu hơn.

- Khi đẫy sức là m kén và hóa nhộng dưới đất ở độ sâu 2 - 5 c m. Nhộng có kén đất bảo vệ. * Thời gian phát dục : Vòng đời 44 – 65 ngày, trong đó: Trứng: 4 – 11 ngày Sâu non: 22 – 35 ngà y Nhộng: 9 – 13 ngày Trưởng thành: 9 – 15 ngày

5. Đặc điểm s inh thái học

- Nhiệt độ thích hợp cho ngà i và nhộng là 21 – 26oC. Nếu nhiệt độ lớn hơn 29oC hoặc nhỏ hơn 21oC thì ngài sinh sản kém. Nhiệt độ lớn lơn 30oC thì nhộng chết. Nhiệt độ thích hợp cho sâu non là 26 – 29oC.

- Ẩm độ không khí nhỏ hơn 65% hoặc lớn hơn 95% thì sâu non có thể chết hàng loạt. - Ẩm độ đất: hà m lượng nước trong đất 15 – 25% là thích hợp cho sâu xám. Đất quá

ẩm hoặc quá khô thì đều không thuận lợi cho sâu phát dục. Đất quá khô thì trứng không nở được, sâu tuổi 1 dễ chết, nhộng không vũ hóa được. Đất ngập nước 48 giờ

- Đất đai: sâu non thích sống trên đất thịt nhẹ và cát pha, tơi xốp, thoáng, dễ thoát

nước và thấ m nước. Đất nhiều sét, nhiều cát đều không thích hợp cho sâu xá m. - Thức ăn: Sâu xá m thích ăn nhất là lá ngô non, nhưng chỉ gâ y thiệt hại nặng từ khi ngô mọc đến 5 -7 lá.

- Thiên dịch: Sâu non thường bị các loài ruồi và ong ký sinh gây hại. Lúc ẩm ướt

thường bị bệnh nấm. Ví dụ: Ong kén trắng Bracon sp. ký sinh sâu non, họ ruồi ký sinh Tachinidae ký sinh sâu non, nhộng.

6. Biện pháp phòng trừ

- Biện pháp quan trọng nhất là luân canh giữa cây trồng nước và cây trồng cạn. - Các vùng trồng rau mà u thì phải là m đầm, làm ải.

- Cày bừa đất kỹ, dọn sạch cỏ dại, xử lý đất trước khi gieo.

- Gieo ngô đúng thời vụ thích hợp, vụ Đông Xuân nên gieo ngô sớm để tránh đợt sâu ra rộ. Gieo ngô tập trung, không gieo rãi rác, kéo dài.

- Tăng mật độ gieo trồng để tránh khuyết cây, nhưng phải tỉa cây sớm để chống sâu

đục thân.

- Là m sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh bờ, xới xáo, vun gốc kịp thời. - Dùng bẫy chua ngọt để tiêu diệt trưởng thà nh.

- Bẫy sâu non bằng cám chua + lá ngô non thái nhỏ + 1% thuốc vị độc. - Bắt sâu bằng tay, bắt vào ban đê m hoặc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc. - Dùng thuốc hóa học.

+ Thuốc xử lý đất trước khi gieo: Basudin 10H, Faradan 3H, Padan 4H, Bam 5H + Thuốc trừ sâu non tuổi 1,2: phun các loại thuốc tiếp xúc hoặc thấm sâu quanh gốc ngô , tránh phun thuốc vào nõn. Ví dụ: Basud in 50ND, Padan 95 SP, …

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)