- Các yêu tố vô sinh ảnh hưởng tương đối đồng đều lê n tất cả các loài trong quần xã côn trùng. Các yếu tố hữu sinh (sinh vật) có sự khác biệt giữa các nhó m cá thể của chủng quần. Sự khác biệt đó tùy thuộc nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mật
độ chủng quần.
- Mối quan hệ của côn trùng với các nhâ n tố hữu sinh không phải một chiề u như với các nhân tố vô sinh mà khá phức tạp, có quan hệ tương hỗ, thíc h nghi 2 chiều của các sinh vật với nhau trong chủng quần.
5.5.2.1. Thức ăn
Thức ăn là yếu tố sinh thá i quan trọng nhất. Theo Forbxom (1988): "… không nghi ngờ rằng trong tất cả các đặc tính môi trường xung quanh từng cá thể động vật, không có gì ảnh hưởng đến chúng một cách mạnh mẽ, phức tạp và sâu sắc như các
yếu tố thức ăn của chúng. Ngay cả khí hậu, mùa vụ, đất đai và môi trường vô sinh
thường ảnh hưởng đến động vật qua thức ăn ở mức độ như là trực tiếp..." + Vai trò của thức ăn đối với đời sống côn trùng:
- Thức ăn cần thiết cho côn trùng để tăng kích thước cơ thể, phát triền các sản phẩm sinh dục, bù lại năng lượng bị mất trong hoạt động sống.
- Thức ăn ảnh hưởng đến độ mắn đẻ, tốc độ phát dục, hoạt tính, diapause, tốc độ và nhịp độ chết, sự phân bố địa lý và di cư, cấu tạo cơ quan và kích thước cơ thể, mối quan hệ cùng loài và các loài khác nhau trong sinh vật quần...
+ Nếu thiếu thức ăn thì:
- Là m chậm sự phát triển của côn trùng hoặc sự phát triển cá thể đôi khi bị rút ngắn. - Kích thước trung bình của cơ thể nhỏ đi.
+ Chất lượng thức ăn ảnh hưởng đến: - Thời gian phát triển của côn trùng. - Sức sống của côn trùng.
- Thiếu triptophan thì không thực hiện biến thái ở gia i đoạn nhộng.
- Hà m lượng nước trong thức ăn nhỏ hơn 12% ảnh hưởng đến sức sống của côn trùng hại kho.
- Chu kỳ phát triển theo mùa của côn trùng (khả năng ngừng phát dục). - Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
+ Tính chất của thức ăn thường thay đổi theo các pha phát triển.
+ Sự dinh dưỡng của sâu non ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của trưởng thành, khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng, giới tính của trưởng thà nh...
+ Khi thức ăn thích hợp, phong phú và điều kiện khác không kìm hã m thì xảy ra những đợt phát sinh hàng loạt của côn trùng. Vì vậy cần tiến hành luân canh nhằm hạn chế nguồn thức ăn của sâu hại.
* Phạm vi sử dụng thức ăn của mỗi loài côn trùng k hác nhau rõ rệt. Dựa v ào tính chất dinh dưỡng người ta chia côn trùng thành các loại sau:
+ Tính ăn rất hẹp (đơn thực: monophaga) : chỉ ăn 1 loại thức ăn.
+ Tính ăn hẹp (Oliophaga): chỉ ăn một số loài thuộc một giống hoặc một họ.
+ Tính ăn rộng (đa thực: Polyphaga) : có khả năng thíc h ứng rộng, ăn được nhiều loài thức ăn.
Dựa vào mức độ chuyên hóa về thức ăn mà trong phòng trừ sâu hại dùng biện pháp bố trí luân canh cây trồng nhằm thay đổi nguồn thức ăn không phù hợp để giảm sức sống của côn trùng, côn trùng di chuyể n nơi khác hoặc bị chết.
* Dựa vào nguồn gốc thức ăn chia côn trùng thành các nhóm:
+ Nhóm côn trùng ăn thực vật (Phytophaga) : chủ yếu là các loài sâu hại cây trồng. + Nhó m ăn động vật (Zoopha ga): các loại côn trùng thiên địch, phần lớn là côn trùng có ích. + Nhó m hoại sinh (Sarpophaga): ăn chất phân hũy của thực vật.
+ Nhóm ăn xác chết (Necrophaga) + Nhóm ăn phân (Corprophaga)
+ Nhóm ăn tạp: ăn các thức ăn có nguồn gốc khác nhau.