Một số loài sâu hại cà chua phổ biến

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 114 - 116)

3. Đặc điểm sinh thá

8.2.2.2. Một số loài sâu hại cà chua phổ biến

BỌ PHẤN

Bemisia sp.

Họ rầy bột phấn: Aleyrodiae Bộ cánh đều: Ho moptera

1. Phân bố và ký chủ

+ Phân bố: Bọ phấn có mặt ở khắp các vùng trồng cà chua ở nước ta và các nước trồng cà chua trên thế giới (vùng ôn đới và nhiệt đới).

+ Ký chủ: Ngoài hại cây cà chua, còn phá hại trên cà bát, thuốc lá, đậu vàng, đậu

tương, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, khoai lang, lạc, bông, cây mơ lông…

2. Triệu chứng gây hại

- Bọ phấn non và trưởng thành chíc h hút lá no n làm cho cây sinh trưởng, phát triển ké m, còi cọc. Những chỗ bọ phấn gây hạ i thường phủ một lớp bụi phấn màu trắng. - Tác hại nhất của bọ phấn là môi giới truyền bệnh xoắn lá.

3. Đặc điểm hình thái

* Trưởng thành có cơ thể rất nhỏ bé. Con đực thân dài khoảng 0,75 – 1 mm, sải cánh rộng 1,1- 1,5 mm. Con cái thâ n dài 1,1 – 1,4 mm, sải cánh rộng 1,7 – 2,0 mm. Hai

đôi cánh trước và cánh sau dài gần tương đương nhau. Toàn thân và cánh phủ một lớp phấn mà u trắng. Khi rũ bỏ lớp phấn trắng thì thân mà u vàng nhạt. Râu đầu có 6

đốt, 2 đốt đầu hơi tròn, những đốt còn lại dài và nhỏ, đốt cuối cùng có một lông dạng gai. Châ n dài và mảnh, bàn chân có 2 đốt, 2 vuốt bàn chân, giữa 2 vuốt có một vật lồi. Bụng có 9 đốt, đốt thứ nhất hơi thót lạ i làm cơ thể có dạng hình ong. Con cái to mập gấp đôi con đực, cuối bụng có ống đẻ trứng dạng mũi khoan.

* Trứng hình bầu dục, có cuống. Trứng dài 0,18 – 0,20 mm. Lúc mới đẻ trong suốt, sau 24 giờ chuyển sang mà u vàng sáp ong, sau 2 ngày có màu nâu xám.

* Sâu non có 3 tuổi. Lúc mới nở màu vàng nhạt và có chân và bò dưới mặt lá. Sang tuổi 3 chân thóai hóa và sống cố định một chỗở mặt dưới lá. Bọ non đẫy sức có kích

thước dài từ 0,7 – 0,9 mm, rộng 0,5 - 0,6 mm.

* Nhộng giả, cơ thể hình bầu dục, có một số lông thưa xếp ha i bên sườn cơ thể, phía sau lỗ hậu môn có rảnh mỏng. Miệng thóai hóa, râu đầu và chân ngắ n hơi cong.

4. Đặc điểm sinh vật học

* Bọ phấn trưởng thành ban ngày đậu dưới lá, hoạt động nhanh nhẹn. Khi bị khua

mưa thì bọ phấn ít bay và thường nấp ở dưới lá gần mặt đất và những nơi rậm rạp. Hoạt động giao phối mạnh nhất là lúc sáng sớm và chiều tối. Sau khi giao phối bọ

phấn bò nhanh dưới mặt lá tìm nơi đẻ trứng. Khi đẻ trứng thì râu đầu rung, đuô i lắc mạnh. Trứng thường được đẻ thành ổ 4 – 6 quả hoặc rải rác trong mô lá, tập trung ở

mô lá bánh tẻ. Một con cái đẻ khoảng 49 – 85 quả. Bọ phấn không thích ánh sáng trực xa.

* Sâu non nở ra bò dưới mặt lá hút dịch cây, đến tuổi 2 sống cố định và chân thóai hóa. Đẫy sức lột xác hóa nhộng ngay dưới mặt lá.

- Vòng đời của bọ phấn từ 35 – 54 ngày.

5. Đặc điểm sinh thái học

- Nhiệt độ thích hợp từ 18 – 33oC, ẩm độ thích hợp 85 – 95%. Trong điều kiện khí hậu nước ta bọ phấn thường phát sinh gây hại nặng trên cà chua vụ đông xuân và vụ

xuâ n hè, hại khi cà chua hồi xa nh cho đến khi thu hoạch. Bọ phấn gây hại nặng trên các ruộng cà chua rậm rạp nhiều thâ n lá.

6. Biện pháp phòng trừ

- Luân canh cà chua với cây trồng khác là không phải ký chủ của bọ phấn. - Quy hoạch vùng trồng cà chua, vệ sinh đồng ruộng.

- Tỉa bớt các lá già dưới gốc để đảm bảo độ thông thoáng. - Trồng mật độ hợp lý

- Phun thuốc phòng xung quanh vành đai để phòng chống bọ phấn di chuyển từ ký chủ phụ vào cà chua.

- Phun thuốc tiếp xúc và nội hấp có thể tiêu diệt được cả sâu non và trưởng thành. - Đặc biệt phòng chống bọ phấn triệt để khi cà chua chớm bị bệnh xoắn lá để chống lại sự lây la n của bệnh.

- Trồng các giống chống bệnh vir us

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 114 - 116)