Đặc điểm chung của bộ cánh cứng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 51 - 52)

Đây là bộ lớn nhất trong lớp côn trùng, gồm khoảng 40% côn trùng đã được biết. Đã

có trên 250.000 loài đã được mô tả. Côn trùng thuộc bộ cánh cứng có kích thước rất thay

đổi, từ rất nhỏ (nhỏ hơn 1 mm) đến rất lớn (trên 75 mm), một số loài sống ở vùng nhiệt

Trưởng thành có 2 đôi cánh, đôi cánh trước có cấu tạo bằng chất sừng, đôi cánh sau

bằng chất màng, thường dài hơn đôi cánh trước và ở trạng thái nghỉ cặp cánh sau thường xếp lại dưới cánh trước. Miệng có kiểu gặm nhai, 2 ngàm (hàm trên) rất phát triển. Biến thái hoàn toàn.

Ấu trùng có nhiều dạng hình khác biệt nhau nhưng đa số có dạng chân chạy hoặc dạng bọ hung. Nhộng đa số là nhộng trần. Có nhiều loài làm nhộng trong đất và đựợc bao bọc bằng kén đất hoặc tàn dư thực vật. Có một số loài như xén tóc, nhộng được bao bọc bằng một lớp kén mỏng. Thường đẻ trứng trong đất, trong vỏ thân cây, trong mô lá. Trứng có hình cầu hoặc hình bầu dục.

Tính ăn của côn trùng cánh cứng rất phức tạp, đa số ăn thực vật, nhưng cũng có nhiều

loài ăn động vật, chuyên tấn công các loại côn trùng nhỏ khác, có loài ăn các chất hữu cơ

mục nát và những di thể động vật. Ngoài ra có một số loài chuyên ăn các bào tử nấm, và một số ít loài thuộc nhóm ký sinh hoặc sống cộng sinh trong ổ những côn trùng sống thành xã hội. Đối với những loài ăn thực vật, thì tính ăn cũng đa dạng, nhiều loài ăn phá lá, đục thân, cành, quả, một số loài khác đục lá, tấn công rễ, bông. Hầu như côn trùng thuộc bộ này có thể tấn công tất cả các bộ phận khác của cây.

Chu kỳ sinh trưởng của bộ này có thể kéo dài từ 3 – 4 thế hệ trong một năm đến nhiều

năm để hoàn thành một thế hệ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx (Trang 51 - 52)