Nghĩ thẳng

Một phần của tài liệu đàm phán kinh doanh quốc tế (Trang 110 - 111)

I. THU LƯỢM THÔNG TIN I PHÂN TÍCH THÔNG TIN

4.2.2.Nghĩ thẳng

2. TRUNG QUỐC:

4.2.2.Nghĩ thẳng

Theo Joel Wallace và Gale Metcalf (1995) thì tư duy đặc trưng theo phong cách Mỹ là tư duy lô gíc tuyến tính, theo đó tất cả mọi thứ trên đời đều có nguyên nhân có thể khám phá ra được. Nói cách khác, mọi thứ không tự nhiên xảy ra và đều là kết quả của một cái gì đó, từ A gây ra B dẫn đến C, và những thứ này phải được minh chứng bằng các cơ sở thông số dữ liệu cụ thể. Nhà đàm phán Mỹ ngồi bên bàn đàm phán coi đối phương là ông thầy ra dữ kiện để họ giải đàm phán. Những bài toán có dữ liệu bằng cảm giác, linh cảm, thiếu cơ sở xác thực là những bài toán vô lý, hay ít ra cũng là vô nghiệm đối với nhà đàm phán Mỹ. Nhà đàm phán Mỹ thường cảm thấy khó chịu trước những tư duy mà họ cho là “rối rắm”, mông lung, không tập trung vào vấn đề cần giải quyết và tản mạn, có khi lạc đề. Như một học sinh độc lập làm bài, nhà đàm phán Mỹ muốn có cơ sở dữ liệu đầy đủ, suy nghĩ trên những dữ kiện đó, tự mình tìm ra đáp số của bài toán và quyết định hạ bút, đóng khung kết quả trong ký kết hợp đồng.

4.2.3. Nói thẳng

Phần lớn mọi người đều cho rằng nói thẳng là một đức tính tốt, nhưng lúc nào cũng là điều chưa hẳn đã là tốt trong các nền văn hoá trọng quan hệ tầng bậc. Tiêu chuẩn văn hoá Mỹ cho rằng nói thẳng luôn luôn là tốt, và tiêu chuẩn này cho phép con cái tranh luận với bố mẹ, học trò có thể bác ý kiến của thầy, người làm cãi lại ông chủ khi ý kiến của ông chủ không đúng. Nghĩa là, người Mỹ không bị ràng buộc bởi quan hệ tầng bậc trong diễn đạt ý kiến, tình cảm của mình.

Một phần của tài liệu đàm phán kinh doanh quốc tế (Trang 110 - 111)