I. THU LƯỢM THÔNG TIN I PHÂN TÍCH THÔNG TIN
d. Giọng điệu:
5.4.2. Bỏ ngỏ các giải pháp khi đàm phán bế tắc:
Việc bỏ ngỏ các giải pháp khi đàm phán bế tắc có khác với thủ thuật trình bày trong 5.4.1 khi ta vân còn, trên lời nói và hành động, thông báo cho đối phương biết về sự quan tâm đến kết quả đàm phán. Bỏ ngỏ các giải pháp khi đàm phán bế tắc có nghĩa là: (a) Ta có thể nói rằng ta không quan tâm tới việc tiếp tục đàm phán với họ nữa; (b) Ta đổi nguồn, tìm một giải pháp nguồn (resource alternative) khác có thể cung cấp cho ta sản phẩm/ dịch vụ thay thế và bắt đầu đàm phán với nguồn mới; (c) Ta chơi bóng trên cả hai sân, sân cũ và sân mới, và thông báo cho đối phương cũ và cả đối phương mới về quyết định của ta. Như vậy, trong một chừng mực nào đó, bỏ ngỏ các giải pháp đàm phán có nghĩa là chuyển từ đàm phán song phương sang đàm phán đa phương. Để có thể thành công khi áp dụng kỹ thuật này, ta phải đẩy nhanh tốc độ đàm phán với nguồn mới để nhanh chóng đi đến đề nghị cuối cùng. Đồng thời, ta có thể “đổ bê tông” cuộc đàm phán với nguồn ban đầu để có thể tập trung vào nguồn đàm phán mới. Vấn đề chiến thuật ở đây là khi nào ta thông báo cho đối phương của ta về đối thủ cạnh tranh của họ. Bởi vì, nếu ta đã phải đàm phán với nguồn mới, về tâm lý, ta không muốn đi đến thoả thuận với nguồn cũ và để nguồn mới cụt hứng. Và nữa, phải tính đến yếu tố nguồn mới rút lui, và việc đưa ta lại về với con ngựa cũ, kẻ mà ta không tìm thấy có sự đảm bảo nào sẽ đưa ta đến thoả thuận. Giải pháp tốt nhất, vì vậy, là tiến nhanh đến đề nghị chót từ hai bên đối phương
của ta. Các bước tiếp theo là (1) Thông báo cho nguồn mới về đề nghị chót của nguồn cũ để tham khảo; (2) Tạo cơ hội cho nguồn mới đi đến đề nghị hợp đồng sau khi tham khảo thông tin đàm phán của ta với nguồn cũ; (3) Thông báo cho nguồn cũ biết về đề nghị hợp đồng của nguồn mới mà ta mới đạt được; (4) Tại thời điểm này, ta để cho đối phương đấu thầu hợp đồng với ta.