Ăn uống tiệc tùng.

Một phần của tài liệu đàm phán kinh doanh quốc tế (Trang 113 - 115)

I. THU LƯỢM THÔNG TIN I PHÂN TÍCH THÔNG TIN

2. TRUNG QUỐC:

4.2.10. Ăn uống tiệc tùng.

Tại các cuộc đàm phán, người Mỹ hay có bữa ăn công tác, có thể là sáng (7-9 giờ sáng) , hoặc trưa (12- 13 giờ) hoặc tối (19- 21 giờ). Các bữa ăn công tác (bussiness meals) thường được tổ chức ở các khách sạn hoặc nhà hàng phù hợp và người ta có thể thảo luận công việc trong khi ăn. Trong khi thảo luận kinh doanh, có thể lan man sang các vấn đề xã hội ngoài lề. Vấn đề là khi được mời

khách nên đến đúng giờ. Đôi khi khách được mời đến nhà riêng, thường là vào bữa

tối, kéo dài khoảng 19 đến22 giờ. Khách nên đến sớm hơn thời gian trong giấy mời từ 5 đến 15 phút. Nếu đến chậm hơn thời gian trong giấy mời, nên điện thoại cho chủ nhàn biết khi nào thì khách có thể đến. Thời gian ra về hoàn toàn là do khách nhưng nên là sau khi đã ăn uống , uống cà phê và nói chuyện đôi chút. Khi thấy vài người khách đã lác đác đứng lên chuẩn bị ra về, nếu ta trong đám thực khách thì nên nhân cơ hội đó mà rút theo, nếu ta muốn. Đừng làm người đầu tiên cũng đừng làm người cuối cùng rời khỏi bữa tiệc . Tiệc đứng là hình thức tiệc tương đối phổ biến trong giao tiếp kinh doanh ở Mỹ. Mục đích của nó là tạo điều kiện cho thực khách gặp gỡ, nói chuyện, làm quen với nhau và với nhiều người. Thực khách đi vòng quanh, theo nguyên tặc “hoạt động mạng”. Quy tắc cơ bản là tìm và nói chuyện với người ta có cảm giác thích nói chuyện cùng. Ai ai cũng có thể nói chuyện với bất kì ai.

Thực khách có thể quây vào một nhóm hoặc rời ra chỗ khác tìm người nói chuyện. Chủ đề câu chuyện thường là nhẹ nhàng, nằm trong quan tâm chung của mọi người (gia đình, nghề nghiệp, thể thao) hoặc các vấn đề thời sự (kinh tế ,chính trị)

4.2.11 Quà cáp

Không có quy định cụ thể nào về quà cáp trong thông lệ văn hoá Mỹ, nhưng nhìn chung thì người Mỹ ít tặng quà cho nhau hơn người châu á. Phần lớn quà tặng, trong cuộc sống hàng ngày là cho bạn thân hoặc họ hàng. Trong tặng quà không có thông lệ có đi có lại. Đừng buồn nếu khi ta tặng quà mà không nhận được quà tặng lại. Khi nhận quà người Mỹ thường mở ngay và phát biểu cảm tưởng về món quà kèm theo lời cảm ơn, hoặc nếu ở xa họ cũng thường có mấy lời qua thư. Người châu á thường hay tặng quà để tăng cường quan hệ. Người Mỹ không có thông lệ ấy; họ tặng quà chỉ đơn thuần vì thấy món quà ấy nằm trong sở thích của một người mà họ quan tâm. Khi được mời đến nhà riêng người Mỹ thường mang theo một món quà, ví dụ, chai rượu hoặc một bó hoa hoặc chút bánh kẹo, tuỳ từng đối tượng. Giới kinh doanh Mỹ đôi khi tặng quà không vì cái gì

ngoài để quảng cáo. Họ không quan niệm quà cáp là thứ vật chất nhằm giúp thắt chặt quan hệ . Ngược lại họ cho rằng không cần có quan hệ chặt chẽ về ‘tình cảm’ người ta vẫn có thể làm ăn thuận buồm xuôi gió với nhau, cần gì phải thường xuyên quà cáp? nhiều công ty Mỹ có chính sách rõ ràng cấm tặng hoặc nhận những món quà vượt quá những giới hạn nhật định. Những món quà có giá trị lớn thường bị nghi ngờ là phương tiện để “đút lót” bạn hàng hoặc đối tác kinh

doanh. ý thức về việc này sẽ giúp tránh những hiểu lầm không cần thiết có thể xảy ra trong khi trao tặng hoặc tặng quà.

A a

Những lời than ở Harvard business school

Ở Harvard Business School, một trung tâm đào tạo các nhà doanh nghiệp lớn của Mỹ, người ta thừa nhận giao tiếp đàm phán là hai mặt thống nhất của một vấn đề. Chúng quy định lẫn nhau. Do ảnh hưởng của quá khứ khai hoang, mở đất ở Mỹ, các nhà đàm phán Mỹ đến bàn đàm phán thường với thái độ “được ăn cả , ngã về không” (a do- or- die attitude). Trong một thế giới kinh tế đa dạng như thế giới hiện nay, một thái độ kiểu như vậy là mầm mống của thất bại. Chỉ bằng cách nhận ra những hạn chế của mình và học hỏi thêm về các nền văn hoá khác và các phong cách đàm phán trong các nền văn hoá đó, người Mỹ mới có hy vọng cải thiện được thắng lợi. Những đặc điểm của phong cách giao tiếp đàm phán theo kiểu Mỹ dưới đây được rút ra từ những nghiên cứu tiêu biểu là: (1) Hỡi các nhà đàm phán nước ngoài: Xin đừng nhắm mắt bóp cò; (2) Đàm phán với một khách hàng mà ta không thể lỡ; (3) Đàm phán với các Chính phủ thuộc thế giới thứ ba, những nghiên cứu đã được lựa chọn đưa vào chương trình giảng dạy ở Harvard Business School

Một phần của tài liệu đàm phán kinh doanh quốc tế (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)