I. THU LƯỢM THÔNG TIN I PHÂN TÍCH THÔNG TIN
d. Giọng điệu:
5.3.6. Điều khoản thoảthuận về giá cả:
Điều khoản này đòi hỏi phải qui định rõ: (1) đơn vị tính giá cả và (2) phương pháp định giá. Việc chọn đơn vị tính giá cần dựa theo tính chất của loại hàng trao đổi và thông lệ buôn bán mặt hàng đó trên thị trường (Tính theo trọng lượng, thể tích hay độ dài...). Trong mua bán quốc tế, điều kiện giao hàng có thể ảnh hưởng lớn đến giá hàng trong hợp đồng và tập quán mua bán quốc tế thì ảnh hưởng việc lựa chọn đồng tiền tính giá. Tâm lý chung, người xuất khẩu nào cũng tính giá bằng đồng tiền khá ổn định, ngược lại, người nhập khẩu lại muốn tính giá theo đồng tiền bị mất giá.
Về phương pháp định giá, trên lý thuyết, hai bên thoả thuận định giá vào thoả thuận kí kết thoả thuận (hoặc trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, hoặc tại thời điểm thực hiện thanh toán) tuỳ theo phương pháp tính giá mà áp dụng các loại giá sau cho thích hợp: Giá cố định, giá linh hoạt, giá trượt, giá qui định sau.
*Giá cố định: Là giá thoả thuận khi ký kết và không thay đổi trong suốt quá
trình thực hiện hợp đồng.
* Giá trượt: Là giá thoả thuận khi ký kết nhưng sau đó có thể được điều chỉnh
lại nếu xét thấy có sự thay đổi giá của mặt hàng trên thị trường vào thời điểm giao hàng.
* Giá di động: Khi kí kết thoả thuận hợp đồng, giá cơ sở và cơ cấu giá được qui
định rõ, tức là qui định tỷ trọng những khoản chi phí như lợi nhuận, chi phí lắp đặt, khấu hao, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, tổng tiền lạm
phát, đồng thời còn qui định phương pháp tính trượt giá sẽ được áp dụng trong thời gian thực hiện thoả thuận hợp đồng.
* Giá qui định sau: Tức là giá xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Chẳng hạn theo thoả thuận hai bên, giá có thể được xác định trước khi giao mỗi chuyến hàng, tại một điểm theo sự lựa chọn của người mua.
Bên cạnh những phương pháp định giá, tại điều khoản này cũng nêu ra mức giá, được xác định trong quá trình đàm phán có tính đến các yếu tố giá công bố, giá tính toán, giảm giá.