Ishin Denshin

Một phần của tài liệu đàm phán kinh doanh quốc tế (Trang 105 - 108)

I. THU LƯỢM THÔNG TIN I PHÂN TÍCH THÔNG TIN

3.7.Ishin Denshin

2. TRUNG QUỐC:

3.7.Ishin Denshin

Ishin- Denshin, trong tiếng Nhật, có nghĩa là giao tiếp không bằng lời, theo

nghĩa tích cực của từ này. Hiểu một cách đơn giản, Ishin- Denshin có nghĩa là sự im lặng, nhưng không có nghĩa là phản đối.

3.8. Nemawashi

Tiếng Nhật, Ne là rễ, Mawashi là vun trồng. “Gốc rễ có sâu bền thì cây mới xanh tươi”, là một câu thành ngữ của người Nhật.

Trong đàm phán, người Nhật lo trước chuyện gặp gỡ, thảo luận ý định của mình với người khác. Cái diễn ra trên bàn đàm phán có khi chỉ mang tính thủ tục, thông qua những gì đã được thống nhất.

3.9. Shinyo

Tiếng Nhật, Shinyo là sự tin nhau, gan ruột, chí tình với nhau và rủ nhau đi... đánh chén. Theo con số công bố, chi phí hàng năm cho vui vẻ nhậu nhẹt trong giao tiếp và đàm phán ở Nhật chiếm tới 1,5% tổng thu nhập quốc nội (GNP) trong khi chi phí cho quốc phòng hàng năm chỉ tiêu tốn có 0,9% của GNP (John Graham & Yoshihiro Sano: 1995). Giao tiếp - đàm phán có nhậu nhẹt, tặng quà để biểu lộ tình thân là nếp sống văn hoá xuất phát từ một xã hội trước đây nghèo về vật chất.

4. HOA KỲ

Hoa Kỳ (tên gọi đầy đủ: Liên Bang Hoa Kỳ, hay Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) là một quốc gia trẻ, xuất thân từ nguồn gốc thuộc địa.

Ngày 12/10/1942, nhà hàng hải người ý Christopher Columbus, nhân danh Quốc vương Tây Ban Nha, đã đặt chân lên Châu Mỹ, nơi ông tưởng nhầm là ấn Độ. Bảy năm sau, nhà hàng hải xứ Florentine tên là Amerigo Vespucci đã đến cửa sông Amazon, Nam Mỹ và xác minh đây là một châu lục mới, chứ không phải là ấn Độ như Christopher đã lầm tưởng. Năm 1507, căn cứ vào nhận định của Amerigo Vespucci, nhà địa lý người Đức Martin Waldseenmueller đã đặt tên cho châu lục mới được phát hiện là America (Theo tên của Amerigo). Và cũng kể từ đó, quá trình thuộc địa hoá Châu Mỹ bắt đầu. Các cường quốc Châu Âu cạnh tranh nhau dữ dội trong công cuộc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và thành lập các thuộc địa mới ở Châu Mỹ. Đến cuối thế kỷ XVII, sự phát triển của các nước tư bản Bắc Mỹ đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh giành độc lập của mười ba xứ thuộc địa thuộc Anh ở Bắc Mỹ. Tháng 7/1776, tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ được thông qua và năm 1783, Anh ký Hiệp ước Paris, chính thức công nhận độc lập của Mỹ.

Từ một nước cộng hoà trẻ tuổi (gồm 13 tiểu bang khởi nguyên), ngày nay Hoa Kỳ trở thành một quốc gia rộng lớn gồm 50 tiểu bang, một siêu cường kinh tế thế giới. Đó là kết quả của quá trình khai hoang mở đất, mở rộng biên giới, phát triển kinh tế của chính người dân Mỹ cộng thêm những thuận lợi về mặt địa lý của nước Mỹ (cách xa các trung tâm xung đột của thế giới). Sau Đại chiến thế giới thứ Nhất, Mỹ nổi bật lên trở thành một gã nhà giàu, một chủ nợ của các

cường quốc thắng trận Châu Âu. Sau Đại chiến thế giới thứ hai, Mỹ trở thành quốc gia đứng đầu phương Tây về kinh tế.

A a

Nhà triệu phú Mỹ

Châu Âu đã phát hiện ra cái gì mới - nhà triệu phú Mỹ.

Ông ta sang Châu Âu với túi tiền đầy ắp, ông đi đó đây nhìn khắp, mồm ngậm xì gà. Ông gả con gái cho các vị công hầu không xu dính túi. Ông sắm thảm, mua các bức họa, tượng, sách hiếm, lâu đài, nghệ thuật đẹp nhất và xấu nhất, mua chỉ để mà mua. Ông nâng đỡ những người buôn bán nghệ thuật, những tay phá sản sừng sỏ, những tên bịp bợm, những chân nghệ sỹ, và những kẻ làm giả những lỗ mọt đục trong đồ gỗ mới. Người ta vẽ tranh biếm họa ông, rỡn ông- nhưng ông mua liền. Nhiều khi ông không ngu ngốc trẻ con như vẻ ngoài, nhưng đơn giản chỉ là ông bận việc, lại làm quá nhiều tiền, không biết tiêu ra sao, chỉ có ý nghĩa lơ mơ văn minh là cái gì đó cần phải mua khi có ví trong túi. Đôi khi, như Paul Morgan, ông biết rõ mình mua cái gì, đôi khi không biết. Lắm lúc, ông bị lừa. Nhưng cuối cùng, đồ mua được cũng đến Mỹ, và nhiều đồ như thế làm tăng sự hưởng thụ và phúc lợi của nhân dân.

Nơi đây cũng mở rộng một cách lạ lùng ý niệm Mỹ về công lao và tiền. Những bậc đại cự phú- tuyệt đại đa số đều cho rằng giàu như thế là chưa đủ. Rất năng động trong cuộc đời làm lụng, nhưng khi đã có tiền, họ cũng không chịu ngồi yên một chỗ mà nghỉ ngơi hưởng lạc. Đồng tiền khiến họ day dứt, vì nếu không biết được bất kì điều gì khác nữa thì họ cũng biết được tiền là quyền uy. Họ sinh ra nghèo khó, chịu kiếp dân đen. Nay họ có thể đổ tiền ra mua công hầu cho con gái, nếu họ muốn, không có chức tước quí phái nào họ có thể mua cho bản thân. Nhưng có tiền cũng phải làm gì chứ!. (Stephen Benet (1898- 1944), phỏng theo bản dịch của Hữu Ngọc, NXB Thế giới, 1995).

A a

Đoạn miêu tả nhà triệu phú Mỹ trên đây là của nhà văn Mỹ Benet được nhiều người cho là một bức chân dung nhà triệu phú Mỹ điển hình. Song, những hình ảnh định kiến văn hoá nhiều khi chỉ có giá trị thưởng thức nhiều hơn là giá trị ứng dụng trong hoạt động thực tiễn. Khó có thể có nhà triệu phú, hay nhà đàm phán đại diện cho nhà triệu phú nhiều tiền đến mức “không biết tiêu ra sao, chỉ có ý nghĩ lơ mơ văn minh là cái gì đó khi có ví trong túi”. Chân dung nhà triệu phú Mỹ theo miêu tả của Benet quả là “khờ khạo quá, ngây ngô quá, chỉ biết “tiêu” thôi, chẳng biết gì”, giống như mô típ nhân vật lãng mạng trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng (Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì). Nhưng yêu thì còn là được, còn có mục đích, chữ tiêu theo kiểu trả tiền cho cả kiểu vẽ tranh biếm hoạ mình thì thật hết chỗ nói.

Một phần của tài liệu đàm phán kinh doanh quốc tế (Trang 105 - 108)