Nghi thức xã giao

Một phần của tài liệu đàm phán kinh doanh quốc tế (Trang 112 - 113)

I. THU LƯỢM THÔNG TIN I PHÂN TÍCH THÔNG TIN

4.2.9.Nghi thức xã giao

2. TRUNG QUỐC:

4.2.9.Nghi thức xã giao

Giống như trong nhiều nền văn hoá khác, người Mỹ sử dụng trong giao tiếp đàm phán nhiều cụm từ mang tính nghi thức xã giao (Chúng ta sẽ lại gặp nhau / Hẹn gặp nhau sau/ Lúc nào đó chúng ta cùng đi tiệc trưa... ). Những cụm từ mang tính xã giao chỉ nhằm giúp việc giao tiếp cho trôi chảy. Không nên coi đó là chuyện thật.

Người ta cũng thường nghe thấy hai cụm từ người Mỹ hay nói “Excuse me” (Xin lỗi) và “Thank you” (Cảm ơn). “Xin lỗi” được dùng khi người xin lỗi phạm vùng không gian “cá nhân” xung quanh người khác. Khi một người đến quá gần người khác, hoặc đụng phải người khác trong đám đông, người ấy nói “xin lỗi”. Xin lỗi vì họ đã vi phạm không gian cá nhân, thậm chí va chạm, những điều văn hoá không cho phép, nhưng cũng để biểu thị vi phạm của họ là không cố ý. Người Mỹ cũng hay dùng “Excuse me” khi làm phiền người khác. Họ sẽ nói “Excuse me” khi họ muốn đặt câu hỏi, khi chen vào trong thảo luận... So với người á, thì người Mỹ dường như hay dùng cụm từ “Thank you” (Cảm ơn) hơn. Đây có lẽ là cụm từ mang tính nghi thức xã giao được sử dụng phổ biến nhất trong vốn từ vựng hàng ngày của bất kỳ một người Mỹ lịch sự nào. Cảm ơn chỉ là phương thức biểu thái độ lộ lịch thiệp với bất kỳ ai, chứ không hẳn là thái độ tỏ lòng biết ơn như một nghĩa vụ tình cảm. Nhà đàm phán Mỹ sẽ nói “ Thank you” khi có ai đó đi trước nhường lối hoặc giữ cửa tự động giúp cho ông ta/ bà tavào phòng đàm phán hoặc khi nhân viên tiếp tân mang tới chỗ ông ta/ bà ta một li trà.

Người Mỹ cũng nói “ Thank you” khi muốn giảm ý thức về nghĩa vụ của họ trong quan hệ hàng ngày hoặc trong quan hệ làm ăn. Họ không muốn bị vương vấn với cái cảm giác là còn một món “ nợ” cần phải trả và nhiều khi giữa hai người Mỹ, một câu cảm ơn chân thành coi như là trả xong. Điều này có vẻ như không ổn lắm trong những nền văn hoá khác, sòng phẳng thực sự đấy, nhưng mà sao có thể trả nợ bằng một câu cảm ơn? Trong nhiều nền văn hoá, nhìn thẳng vào nhau là cử chỉ mang tính thách đố. Người ta tránh nhìn thẳng vào mặt nhau khi trao đổi, nhất là đối với người trên. Song người Mỹ khi gặp cử chỉ tương tự (tránh nhìn thẳng) thì họ lại cho rằng người đang giao tiếp với họ đang che giấu điều gì đó, hoặc người đó thiếu thật thà hoặc thiếu tự tin. Người Mỹ trong cử chỉ giao tiếp bằng mắt (eye contact), mỗi lần nhìn cho phép từ 5 đến 7 giây, lâu hơn lại thành sự âu yếm quá, nhất là đối với người phụ nữ. Duy trì giao tiếp bằng mắt (trong khoảng thời gian ngắt đoạn) cho phép tạo cho người nói/ người nghe là người Mỹ có cảm giác người giao tiếp/ đàm phán với họ là người chân thành, quan tâm đến vấn đề và tự tin.

Một phần của tài liệu đàm phán kinh doanh quốc tế (Trang 112 - 113)