Nâng cao chất lƣợng sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 105 - 107)

2 Kháng sinh Floroquinodones và Chloramphenicol 17 lô

3.2.2.2.Nâng cao chất lƣợng sản phẩm

* Đa dạng hoá các sản phẩm thuỷ sản: Cần tập trung đầu tư nghiên cứu sản xuất các sản phẩm ăn liền, sản phẩm giá trị gia tăng và chú trọng việc cung cấp các sản phẩm tươi sống. Để thực hiện được điều này thì các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu luôn biến đổi của khách hàng và tạo ra sự phong phú về sản phẩm cũng như tăng cường cơ hội lựa chọn cho khách hàng. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thuỷ sản chế biến giá trị gia tăng, hàng phối chế, hàng ăn liền như tôm bao bột, cá bao bột và các sản phẩm phục vụ thị trường sarsumi, phấn đấu đạt tỷ trọng 60-65% sản phẩm giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Việc tăng tỷ trọng các mặt hàng giá trị gia tăng không những giúp doanh nghiệp tăng doanh thu trên mỗi đơn vị sản phẩm mà còn cho phép doanh nghiệp có điều kiện bảo quản tốt hơn và hạn chế các tranh chấp thương mại do bán giá thấp.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phải chú ý đến những yếu tố như: công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nhân lực tạo ra sản phẩm v.v…

* Giải pháp đối với công nghệ: máy móc, trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ là cơ sở để doanh nghiệp có điều kiện nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Ngoài đầu tư máy móc phục vụ sản xuất,

các doanh nghiệp cần đầu tư các thiết bị để tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hoá chất trong nguyên liệu.

* Giải pháp đối với đào tạo nguồn nhân lực: Trong môi trường cạnh tranh và đầy biến động, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh đủ tầm. Muốn vậy các doanh nghiệp phải có một đội ngũ các nhà quản lý có đủ trình độ nhạy bén với thị trường. Chủ động tổ chức các khoá đào tạo hoặc cử cán bộ của doanh nghiệp tham gia các khoá học để trang bị kiến thức về thương mại quốc tế, luật pháp và tập quán, văn hoá của nước nhập khẩu, cũng như các quy định về thông lệ quốc tế. Trong điều kiện hội nhập, người lãnh đạo phải biết ngoại ngữ để giao tiếp với đối tác nước ngoài, có khả năng tổng hợp và phân tích thông tin thị trường giá cả, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt và nhạy cảm với các diễn biến trên thị trường.

* Giải pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Doanh nghiệp cần nghiên cứu và nắm vững yêu cầu từng thị trường. Thí dụ như những gì mà thị trường EU đã chấp nhận đối với hàng thủy sản Việt Nam, thì đương nhiên WTO cũng chấp nhận, nhất là các quy định về an toàn vệ sinh chất lượng thủy sản, các mức giới hạn cho phép cũng như quy trình thực hiện; cơ quan kiểm duyệt về chất lượng thủy sản Việt Nam và điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh là 2 yếu tố quan trọng để sản phẩm thủy sản chế biến của Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường thế giới, sau khi nước ta đã gia nhập WTO. Các quốc gia sẽ dựng nên những hàng rào bảo hộ tinh vi hơn, với những yêu cầu chất lượng khắt khe hơn, mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ khốc liệt hơn.

- Áp dụng các mô hình thực hành nuôi tốt (GAP) và quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm (CoC) và tiêu chuẩn HACCP trong

nuôi trồng thuỷ sản nhằm loại bỏ các nguy cơ bị nhiễm các vi sinh vật, ký sinh trùng và các hoá chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Thực hiện quy hoạch các vùng nuôi an toàn để tiến tới áp dụng hệ thống ghi mã số nguyên liệu sau thu hoạch để truy xuất nguồn gốc nguyên liệu.

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về việc cấm sử dụng các hoá chất trong bảo quản và chế biến thuỷ sản. Tuân thủ nghiêm chỉnh HACCP để loại bỏ nguy cơ lây nhiễm các vi sinh vật và hoá chất gây hại. Đẩy mạnh việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến thuỷ sản; thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo tập huấn, nâng cao nhận thức cho mỗi công nhân về vai trò và kỹ năng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Phải có hệ thống dữ liệu để cung cấp và phân tích chính xác các thiết bị đo lường, nhằm phát hiện kịp thời mầm bệnh và các mối nguy liên quan đến chất lượng sản phẩm.

- Ký kết hợp đồng với người nuôi trồng thuỷ sản và nhà cung cấp nguyên liệu để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 105 - 107)