1.1.4.1. Các yếu tố thuộc về sản phẩm
Các nhân tố về sản phẩm tác động đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sản phẩm cạnh tranh và sản phẩm thay thế của đối thủ cạnh tranh.
- Sản phẩm cạnh tranh: là sản phẩm cùng loại, có cùng tính năng tác dụng của các đối thủ cạnh tranh và cùng được tiêu thụ trên một thị trường. Sản phẩm cạnh tranh dù ít hay nhiều đều làm giảm sút sức tiêu thụ của sản phẩm trên mỗi thị trường. Nếu các sản phẩm cạnh tranh có sức cạnh tranh yếu hơn do có giá bán cao hơn hoặc kiểu dáng chất lượng không bằng… thì việc tác động của chúng là không lớn. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường đầy biến động, thì không có sản phẩm nào có lợi thế cạnh tranh mãi mãi. Có thể hôm nay sản phẩm này đang có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ nhưng có thể ngày mai không còn nữa. Trên một thị trường nếu càng có nhiều sản phẩm cạnh tranh, thì sức ép lên thị phần của doanh nghiệp càng lớn. Nếu không tự thường xuyên đổi mới thì thị phần sẽ bị thu hẹp dần có khi bị đánh bật ra khỏi thị trường.
- Sản phẩm thay thế: mặc dù không phải là sản phẩm cùng loại nhưng khi cần thiết chúng có thể thay thế cho nhau để thoả mãn nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Ví dụ trong trường hợp dịch cúm gia cầm đang phát triển mạnh và có nguy cơ lây nhiễm sang người rất cao thì người tiêu dùng có thể chuyển sang tiêu thụ thịt gia súc hoặc thuỷ sản. Do đó thịt gia súc, gia cầm và thuỷ sản có thể thay thế cho nhau. Đối với sản phẩm tôm, một số nước trong khu vực khi nhận thấy không có lợi từ việc nuôi tôm sú, đã chuyển hướng sang nuôi tôm thẻ chân trắng và đạt được năng suất, lợi nhuận rất cao (ví dụ như ở Thái Lan). Với trình độ khoa học kỹ thuật cao, con người đã tạo ra nhiều sản phẩm có thể thay thế cho nhau. Trong nông nghiệp chế biến hàng nông sản thực phẩm tiềm năng tạo ra các sản phẩm thay thế rất cao. Hiện
tượng này đã, đang và sẽ gây trở ngại cho việc tiêu thụ các sản phẩm của chúng ta, làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo sự khác biệt nhằm không ngừng nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.
1.1.4.2. Các yếu tố thuộc về môi trường vi mô
Các yếu tố thuộc về môi trường vi mô tác động đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thường là những yếu tố gắn liền với doanh nghiệp như: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực quản lý, văn hoá doanh nghiệp v.v…
- Năng lực tài chính: được hiểu là quy mô về vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nó cho phép doanh nghiệp thường xuyên đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
- Năng lực công nghệ: đây là điều kiện cần để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, nó cho phép doanh nghiệp tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp và giá thành hạ. Năng lực công nghệ có tiền đề từ năng lực tài chính, tuy nhiên để sử dụng công nghệ máy móc hiện đại cần thiết phải có đội ngũ kỹ sư, những nhà quản lý và người lao động có tay nghề. Do vậy, nó cần gắn với chính sách đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động.
- Năng lực quản lý: có quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập. Năng lực quản lý thể hiện ở khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của bộ máy quản lý để đưa ra các chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh phù hợp. Nó cũng giúp cho doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào, tiết kiệm chi phí, xâm nhập thị trường….
- Văn hoá doanh nghiệp: là yếu tố tạo nên sự khác biệt của các doanh nghiệp. Là cách ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp với nhau, với
người tiêu dùng, với cộng đồng xã hội …Những doanh nghiệp xây dựng được văn hoá doanh nghiệp sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng và các đối tác kinh doanh.
1.1.4.3. Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô
Bên cạnh các yếu tố thuộc về doanh nghiệp, và môi trường vi mô thi những yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô cũng có vai trò quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của sản phẩm và nó trở nên đặc biệt quan trong đối với sản phẩm xuất khẩu. Có thể nói tới một số yếu tố thuộc môi trường vi mô sau:
+ Môi trường quốc gia nhập khẩu được cấu thành bởi:
(1) Môi trường kinh tế của quốc gia nhập khẩu: Khi nói tới môi trường kinh tế của quốc gia nhập khẩu là muốn đề cập tới tính ổn định về kinh tế, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng; các nguồn lực chính để phát triển kinh tế; cơ sở hạ tầng kinh tế và tất nhiên là các chính sách xuất nhập khẩu, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá... Tất cả những yếu tố này sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng lực cạnh tranh của các hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia này nói riêng và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên quốc gia này nói chung.
(2) Môi trường cạnh tranh tại quốc gia nhập khẩu: Năng lực cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu tất nhiên sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ mức độ cạnh tranh trên thị trường quốc gia nhập khẩu. Nếu quốc gia nhập khẩu có môi trường cạnh tranh mạnh thì những lợi thế so sánh của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rõ nét hơn; trai lại, mức độ cạnh tranh của thị trường nước nhập khẩu thấp (mức độ bảo hộ thị trường cao) thi năng lực cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu cũng giảm sút. Vì vậy, mức độ bảo hộ thị trường trong nước đã trở thành một tiêu chí không thể thiếu trong đánh giá độ mở hay mức độ hội nhập của nền kinh tế một quốc gia trong tổng thể nền kinh tế toàn cầu.
(3) Môi trường chính trị - phát luật của nước nhập khẩu: Ngày nay yếu tố này đang ngày càng được coi trọng khi đánh giá về môi trường đầu tư nói riêng và môi trường kinh tế nói chung. Như chúng ta đa biết, một quốc gia rất khó phát triển kinh tế nếu môi trường chính trị, pháp luật không ổn định. Sự bất ổn định về chính trị hay sự thay đổi thường xuyên của hệ thống luật phát
và các định chế dưới luật sẽ mang đến những rủi ro hết sức khó lường cho các chủ thể kinh tế. Trong khi đó, quản trị rủi ro là một trong các tiêu chí bắt buộc đối với mọi nhà quản lý nếu muốn thành công. Bên cạnh đó, kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị chi phối nhiều hơn bởi vì nó không chỉ bị tác động bởi môi trường chính trị pháp luật ở một quốc gia mà tối thiểu chịu sự tác động dưới góc độ này của hai quốc gia. Rõ ràng là, một quốc gia có hệ thống chính trị ổn định; hệ thống phát luật rõ ràng và có tính ổn định cao thì sẽ tạo thuận lợi nhiều hơn cho hàng hóa nhập khẩu vào nước đó và ngược lại.
(4) Môi trường văn hóa- xã hội: Đề cập đến môi trường văn hóa, xã hội là đề cập đến các yếu tố như trình độ văn hóa; dân trí, các chuẩn mực đạo đức xã hội; cơ cấu dân số; mức độ phân hóa xã hội; tập quán, thói quen tiêu dùng; tôn giáo, dân tộc... Tất ca các yếu tố này đều tác động tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu đặc biệt trong môi trường thương mại tự do đang ngày càng mở rộng khiến người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn trước khi quyết định sử dụng một loại hàng hóa dịch vụ nào đó (ví dụ: Các nhà sản xuất các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm không thể xem thị trường tiêu thụ thịt lợn và các sản phẩm từ thị lợn là các quốc gia hồi giáo; tương tự với thịt bò ở Ấn Độ...).. Chính vì vậy, các yếu tố thuộc về môi trường văn hóa xã hội nêu trên đã trở thành những nhân tố không thể thiếu trong hoạch định chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho hàng hóa dịch vụ xuất khẩu của các nhà xuất khẩu.
+ Môi trường quốc gia xuất khẩu bao gồm:
(1) Môi trường kinh tế của nước xuất khẩu: Môi trường kinh tế của nước xuất khẩu thường bao gồm các yếu tố như: Mức độ ổn định của nền tài chính quốc gia, mức độ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền gửi, chi phí nhân công và các chính sách kinh tế, thương mại khác của quốc gia xuất khẩu (các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách nhân khẩu, chính sách cạnh tranh...); tất cả những yếu tố này sẽ có tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nên tất yếu sẽ tác động tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Một quốc gia có nền tài chính thiếu ổn định, tỷ giá hối đoái không thích hợp, chi phí nhân công về một lĩnh vực nhất định cao tương đối so với các quốc gia
khác... thì hàng hóa sản xuất tại quốc gia đó (loại hàng có chi phí nhân công cao) rất khó có năng lực cạnh tranh đủ mạnh để tiến hành xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế và ngược lại.
(2) Môi trường chính trị - pháp luật của quốc gia xuất khẩu cũng có tác động tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó. Rõ ràng là, một quốc gia có nền chính trị ổn định, hệ thống luật pháp rõ ràng và có tính ổn định cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước đó tiến hành xuất khẩu hàng hóa một cách có hiệu quả. Khí đó, có nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu không quá khó khăn khi quản trị rủi ro và điều này sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của hàng hóa đó.
(3) Môi trường văn hóa, xã hội ở một quốc gia cũng có những tác độnh nhất định đến sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó. Một ví dụ điển hình minh chứng cho vai trò của yếu tố này là việc các quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời thường có lợi thế so sánh tương đối khi tiến hành xuất khẩu các chủng loại hàng hóa mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống (không thể nhầm lẫn với các quốc gia khác), như: Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành xuất khẩu các loại thảm dệt thủ công, Trung Quốc thương mại hóa rượu Mao Đài và Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm dệt may từ chất liệu thổ cẩm, đũi, tơ tằm...
(4) Môi trường công nghệ ở quốc gia xuất khẩu đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó vì môi trường công nghệ sẽ chi phối tới khả năng, chi phí cho việc đổi mới công nghệ sản xuất ở quốc gia đó. Hơn thế nữa, với tốc độ phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ như hiện nay thì vòng đời của một dây chuyền công nghệ sản xuất đang ngày càng được rút ngắn. Theo nghĩa đó, một dây chuyền công nghệ hiện nay đang được đánh giá là hiện đại (tất yếu cho ra đời những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao và giá thành chấp nhận được) sẽ trở thành công nghệ trung bình trong một, vài năm sau đó.
+ Môi trường quốc tế:
Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại và phát triển một cách độc lập tuyệt đối mà phải có sự phụ thuộc tương đối lẫn nhau;
cùng chịu sự chi phối nhất định của một môi trường chung - môi trường quốc tế. Sự biến động của môi trường quốc tế sẽ có những tác động tới một số hay toàn bộ các quốc giatrên thế giới. Sự phụ thuộc tương đối và những tác động theo kiểu hiệu ứng đominô này đã thể hiện khác rõ ở các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và Mỹ la tinh trong thập niên 1990 vừa qua... Khi nói đến môi trường quốc tế đối với các sản phẩm xuất khẩu tức là đề cập đến các biến động kinh tế trên thị trường thế giới và các nhân tố chính trị của các quốc gia. Trong đó, (1) Những biến động kinh tế trên thị trường thế giới (sự xuất hiện hay mất đi của các liên minh kinh tế, liên minh thuế quan; các thỏa thuận thương mại đa và song phương...) nhất định sẽ tác động tới năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu theo nhiều chiều khác nhau. (2) Nhân tố chính trị mà cụ thể hơn là những bất ổn chính trị (chiến tranh, khủng bố...), những biến động chính trị theo chu kỳ (bầu cử Tổng thống, Thủ tướng, Lưỡng Viện...) đều có tác động nhất định tới giá trị đồng tiền của các quốc gia nên sẽ có những tác động tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.