2 Kháng sinh Floroquinodones và Chloramphenicol 17 lô
3.2.2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp
Sau một năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, xuất khẩu thuỷ sản có chuyển biến về nhiều mặt. Số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính (EU, Mỹ, Nhật Bản…) tăng hai lần so với trước; hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản cũng còn nhiều thách thức, trong đó chủ yếu là các hàng
rào kỹ thuật mới từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày càng cao. Bởi vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản phải không ngừng đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp để siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thủy sản. Đồng thời cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau để đối phó với những vụ kiện chống bán phá giá nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO bởi các thủ tục để giải quyết tranh chấp trong WTO là thủ tục để giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ với nhau, liên quan đến việc thực hiện quy định của WTO. Cụ thể là, trong WTO có hiệp định chống bán phá giá, các nước khi thực hiện kiện chống bán phá giá thì phải tuân thủ hiệp định này. Các doanh nghiệp Việt Nam thấy họ áp dụng hiệp định này nếu có điều gì không đúng thì có thể liên kết với nhau để tập hợp chứng cứ và đề xuất Chính phủ Việt Nam đứng ra kiện theo thủ tục của WTO. Nhìn chung, các giải pháp mà các doanh nghiệp phải làm là: