Tình hình phát triển ngành xuất khẩu thuỷ sản và nâng cao năng lực cạnh tranh cho thuỷ sản xuất khẩu ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 38 - 42)

năng lực cạnh tranh cho thuỷ sản xuất khẩu ở một số quốc gia

* Thái Lan

Thái Lan vốn là một nuớc nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua có vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân. Hiện nay, Thái Lan có 218 nhà máy đông lạnh, 55 nhà máy đóng hộp (chủ yếu chế biến cá ngừ) và 78 xí nghiệp có chứng nhận (chế biến sản phẩm truyền thống như nước mắm, bánh tôm, tôm, cá và mực khô). Cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan là cá ngừ, tôm, các mặt hàng giá trị gia tăng khác v.v… Trong đó cá ngừ là mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu lớn nhất thế giới của Thái Lan, sau đó là mặt hàng tôm (tôm sú và tôm he chân trắng).

Xét về năng lực cạnh tranh của các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Thái Lan thì cá ngừ là mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao nhất trên các thị trường Mỹ, Ôxtrâylia, Canađa, Đức…Mặt hàng tôm xuất khẩu của Thái Lan

cũng có khả năng cạnh tranh rất cao trên thị trường. Trước kia, mặt hàng này ít có khả năng cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác bởi trước khi áp dụng GSP (Hệ thống ưu đãi chung), tôm đông lạnh nhập khẩu từ Thái Lan bị EU đánh thuế 12%, tôm GTGT bị thuế 20%, trong khi Inđônêxia và Malaixia chỉ bị mức thuế tương ứng là 4,2% và 7%. Việc EU phục hồi GSP cho Thái Lan sẽ tạo điều kiện cho nước này cạnh tranh bình đẳng ở thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất này. Trước đây, Thái Lan là nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Nhật, nhưng sau đó Nhật bắt đầu mua tôm của Ấn Ðộ và Việt Nam, vì giá rẻ hơn. Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm GTGT của Thái Lan như tôm bao bột sushi-ebi và panko sang thị trường này vẫn tăng đều. Hiện nay, Nhật Bản là thị trường tốt nhất đối với Thái Lan, vì không áp đặt rào cản thương mại nào, trong khi nhập khẩu tôm vẫn duy trì ổn định hoặc tăng chút ít, mặc dù nền kinh tế Nhật đang suy thoái. Hàng năm, Thái Lan xuất khẩu 17-20% khối lượng (khoảng 50.000 tấn) sang Nhật Bản, phần lớn là mặt hàng GTGT. Ngoài ra, Thái Lan còn xuất khẩu tôm sang Ôxtrâylia, Hàn Quốc và Ðài Loan, nhưng những thị trường này ít có khả năng mở rộng.

Nhìn chung, trong những năm vừa qua, tình hình xuất khẩu thuỷ sản ở Thái Lan cũng gặp nhiều trở ngại như: vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề về thuế chống bán phá giá v.v… nhưng Thái Lan vẫn là một trong những nước dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Mặc dù thuế chống bán phá giá có ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu tôm của Thái Lan nhưng không ngăn cản được các tập đoàn, các công ty của Thái Lan mở rộng thị trường sang Mỹ, vì thực tế là so với 5 nước bị kiện còn lại, thuế chống bán phá giá áp dụng cho Thái Lan tương đối nhẹ hơn. Tuy nhiên, xu hướng chung của ngành thuỷ sản Thái Lan là để tăng khả năng cạnh tranh và mở ra triển vọng cho mặt hàng thuỷ sản nước mình, thì Thái Lan sẽ có thể giảm một nửa giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và tăng cường xuất khẩu sang

thị trường Nhật, Nga. Nguyên nhân chính của đối sách này là Thái Lan e ngại các rào cản thương mại và các biện pháp hạn chế khác sẽ được áp đặt dễ dàng nếu quá lệ thuộc vào thị trường xuất khẩu này. Cuối năm 2007, Thái Lan giành nhiều cơ hội để xuất khẩu sang thị trường Nhật vì mức thuế nhập khẩu 5% đối với tôm đông lạnh và tôm chế biến sẽ được dỡ bỏ khi Hiệp định thương mại tự do Nhật – Thái có hiệu lực.

* Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới với trên 1,3 tỷ người. Cũng như nhiều mặt hàng khác, thuỷ sản là một mặt hàng có sức cạnh tranh khá mạnh của Trung Quốc do có khả năng sản xuất với khối lượng lớn và giá cả cạnh tranh. Hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới. Năm 2002, Trung Quốc đã vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu thủy sản và sản phẩm thủy sản đứng đầu thế giới với giá trị xuất khẩu 4,5 tỷ USD trong số 57,6 tỷ USD của thế giới. Năm 2005 là năm thứ 4 liên tiếp giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc đạt mức cao nhất thế giới. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là Nhật Bản với 2,1 tỷ USD, tiếp đến là Mỹ 989 triệu USD, Hàn Quốc 666 triệu USD. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng trở thành nhà nhập khẩu thủy sản quan trọng trên thị trường quốc tế và là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 8 thế giới. Vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc trong thương mại thủy sản quốc tế có sự đóng góp khá lớn của sản lượng thủy sản trên 40 triệu tấn/năm trong tổng sản lượng 133 triệu tấn/năm của thế giới.

Trong những năm gần đây, xuất nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc tăng trưởng rất nhanh. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản cũng rất đa dạng, trong đó sản phẩm tôm và phi lê cá là những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Philê cá là mặt hàng có khối lượng xuất khẩu cao nhất, đạt 715.000 tấn trong năm 2005, tăng 18,6% so với năm trước. Về giá trị, philê cá

cũng đứng đầu với 2 tỷ USD trong năm 2005, tăng 30,7%. Ngoài ra, thuỷ sản giáp xác và thân mềm cũng chiếm thị phần lớn giá trị xuất khẩu với 1,8 tỷ USD, tăng 31,7%. Năm 2005, Nhật Bản là nước nhập khẩu chính, chiếm khoảng 1/2 tổng xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc. Năm 2006, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và EU là những thị trường xuất khẩu chính, chiếm 88,6% tổng xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê mới nhất, năm 2006 thương mại thủy sản của Trung Quốc đạt 6,34 triệu tấn, trị giá 13,660 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 3,015 triệu tấn và 9,36 tỷ USD, tăng lần lượt 17,4% và 18,7% so với năm 2005. Nhập khẩu đạt 3,322 triệu tấn, trị giá 4,3 tỷ USD, giảm 9,2 % về lượng nhưng tăng 4,4% về giá trị so với năm trước.

Như vậy cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng thuỷ sản sản xuất hàng năm. Hầu hết các mặt hàng thuỷ sản của Trung Quốc đều có năng lực cạnh tranh rất cao so với các mặt hàng cùng loại ở một số thị trường khác. Thời gian vừa qua, tôm đã trở thành mặt hàng chủ lực trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.Tôm là đối tượng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của Trung Quốc. Năm 2003, Trung Quốc xuất khẩu 188.400 tấn tôm, trị giá 881 triệu USD, tăng 44% về giá trị và 42% về khối lượng so với năm 2002. Năm 2003, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của tôm Trung Quốc với lượng nhập khẩu đạt 65.700 tấn, trị giá 384 triệu USD, tăng 37% về khối lượng và 28% về giá trị so với năm 2002. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện Trung Quốc có hàng nghìn nhà máy chế biến cỡ vừa, hàng trăm nhà máy chế biến có code EU và chứng nhận HACCP, gần 300 nhà máy chế biến thuỷ sản được phép xuất khẩu sang EU và 150 đội tầu cá có code EU.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)