Một số tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 35 - 38)

khẩu còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, như: (1) Quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế song phương với quốc gia nhập khẩu: Quan hệ kinh tế không thể phát triển mà không chịu tác động, chi phối của mối quan hệ chính trị, ngoại giao (thị trường Mỹ từ lâu đã là thị trường rất tiềm năng cho các ngành công nghiệp hướng tới xuất khẩu của Việt Nam nhưng chỉ trở thành một trong các thị trường lớn khi quan hệ song phương được bình thường hóa và đặc biệt là Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết). (2) Quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao đa phương của các quốc gia là đối tác của nhau; thể hiện qua: Viêc có hay không tham gia các tổ chức liên kết kinh tế thế giới, khu vực; các cam kết về thuế quan đã ký cả song và đa phương... (3) Các luật lệ và thông ước quốc tế liên quan...

1.2. Một số tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm của sản phẩm

Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm thường được tiến hành theo 3 phương pháp là (1) đánh giá trực tiếp trên thị trường thông qua doanh số bán, thị phần; (2) đánh giá trực tiếp trên sản phẩm thông qua tính năng, chất lượng, giá cả, sự tiện ích, mẫu mã và (3) tiến hành bằng phương pháp điều tra xã hội học, chủ yếu thông qua các phiếu thăm dò khách hàng (sự thoả mãn nhu cầu, sự nhận biết tên sản phẩm, sự trung thành với nhãn hiệu…

1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tổng hợp:

(1) Mức doanh thu của mặt hàng đó qua từng năm.

Mức doanh thu của sản phẩm trong một năm sẽ phản ánh một cách tổng hợp nhất về giá bán và sản lượng tiêu thụ của sản phẩm đó. Đây là một chỉ tiêu dễ được xác định nhất, thông qua việc thống kê mức doanh thu hàng năm của sản phẩm, giúp ta thấy rõ được thị trường tiêu thụ sản phẩm từ đó có thể nhận biết được quy mô và tốc độ tăng trưởng của sản phẩm trên thị trường.

(2) Thị phần của mặt hàng đó trên thị trường trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần càng lớn thể hiện sức cạnh tranh của mặt hàng trên thị trường càng cao. Thị phần thấp chứng tỏ sức cạnh tranh của sản phẩm yếu. Tuy nhiên đối với sản phẩm mới gia nhập thị trường, cần được xem xét bổ sung bằng các chỉ tiêu khác như tốc độ tăng trưởng của doanh thu hay thị phần.

(3) Mức chênh lệch về giá của mặt hàng đó so với đối thủ cạnh tranh Giá bán của sản phẩm trên thị trường chịu tác động của nhiều nhân tố như chi phí để sản xuất sản phẩm, nhu cầu về sản phẩm, mức độ cạnh tranh trên thị trường, các quy định của Chính phủ về thuế quan. Nếu các điều kiện khác không đổi, những sản phẩm có giá thành sản xuất thấp do doanh nghiệp thường xuyên quan tâm đến đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao tay nghề của

công nhân, chú trọng phân công và hợp tác lao động khoa học… thì sản phẩm sẽ có sức cạnh tranh cao hơn, do có điều kiện hạ giá bán sản phẩm hoặc thực hiện các chính sách hậu mãi với khách hàng.

(4) Mức chênh lệch về chất lượng hàng hoá so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.

Khi xã hội càng phát triển, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng thì vấn đề về giá cả không còn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng mà chính là chất lượng sản phẩm. Đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thì an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Thước đo mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm được áp dụng phổ biến hiện nay là hệ thống HACCP (Hazard analysis critical control point) được dịch là phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu. Ngoài ra còn phải có các giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO khác và các tiêu chuẩn về môi trường sinh thái, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội.

(5) Mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng so với các đối thủ cạnh tranh.

Để có sản phẩm ấn tượng về kiểu dáng, mẫu mã, các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị hiếu của khách hàng, các thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán, văn hoá, cũng như những xu hướng thay đổi để kịp thời tung ra những sản phẩm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.

(6) Thương hiệu hàng hoá

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ “Thương hiệu là cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng hay một kiểu dáng hoặc tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một nhóm người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”.

Một sản phẩm chỉ có được thương hiệu khi nó có được lòng tin và ấn tượng tốt của khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy thoải mái và tin tưởng tiêu dùng sản phẩm do nó có chất lượng tốt hơn, nhiều tính năng tác dụng hơn và các dịch vụ sau bán hàng của nhà cung cấp tốt hơn nhà cung cấp các sản phẩm cùng loại, thì họ sẵn sàng trả giá cao hơn để có được sản phẩm và họ không thể nhầm lẫn với các sản phẩm cùng loại khác. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu ngày càng có ý nghĩa và giá trị to lớn do khách hàng ngày càng đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và về trách nhiệm của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 35 - 38)