Các nhân tố trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 94 - 97)

2 Kháng sinh Floroquinodones và Chloramphenicol 17 lô

3.1.2.Các nhân tố trong nước

Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong 10 năm trở lại đây. Năm 2007, sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD. Có nhiều yếu tố tích cực tác động đến năng lực cạnh tranh của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam như: công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới. Việt Nam có 470 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), trong đó 245 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang EU, 34 doanh nghiệp được xuất vào Mỹ và Canada. Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên phát triển. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD (tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, đồng thời khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội.

Hiện nay Nhà nước đang hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản ở những lĩnh vực: đầu tư và nâng cấp các cơ sở chế biến để trang thiết bị đạt yêu cầu ATVSTP của thế giới, hướng dẫn doanh nghiệp các quy định quốc tế liên quan đến thương mại hội nhập, cung cấp thông tin và định hướng phát

triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, chỉ đạo sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và yêu cầu phát triển bền vững, hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vướng mắc trong thương mại quốc tế. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản rất năng động, thể hiện qua các mặt sau: Thứ nhất là họ chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Thứ hai, chú ý đổi mới về phương pháp quản lý. Thứ ba, luôn cải tiến công nghệ. Thứ tư, thực hiện tốt việc quản lý tài chính. Thứ năm, do sớm hội nhập nên các doanh nghiệp khá năng động trong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường, cả về công nghệ chế biến cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và ATVSTP. Tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Giám đốc cũng như nhân viên kỹ thuật nắm bắt nhanh nhạy công nghệ mới, nắm bắt thông tin thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và đảm bảo ATVSTP. Bên cạnh đó, các DN xuất khẩu thuỷ sản cũng luôn chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ NN&PTNT và VASEP tổ chức, vì vậy đã chủ động điều tiết và phát triển thị trường, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng. Họ cũng tích cực nắm bắt các luật lệ quốc tế cũng như các quy định của các nước thông qua các lớp đào tạo, tập huấn hoặc hội thảo.

Trong xu hướng mới của thế giới về truy xuất nguồn gốc sản phẩm và để đáp ứng nhu cầu về quản lý chất lượng của hầu hết các thị trường nhập khẩu trọng điểm, nhiều mô hình liên kết ngang được thành lập, trong đó vai trò chủ đạo là doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Các mô hình này đã chứng tỏ thành công và đang được nhân rộng ở các tỉnh: Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng… Nhiều tỉnh tổ chức lại sản xuất các vùng nuôi trồng thủy sản theo các mô hình BMP, GAP, CoC. Như vậy nguồn nguyên liệu sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao hơn, tiến tới xây dựng hệ thống tiêu chuẩn các sản phẩm nuôi, các

vùng nuôi để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.

Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục bùng phát mạnh trong năm vừa qua sẽ là một động lực lớn thúc đẩy xuất khẩu cá sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu tôm, có thể giữ mức như năm 2007 do nuôi tôm không đạt hiệu quả cao như trước, giá thành nguyên liệu cao. Nguồn nguyên liệu tôm hầu như chưa đáp ứng công suất chế biến. Tuy nhiên, ngày 25/1/2008 Bộ NN &PTNT đã ban hành chỉ thị số 228 về việc phát triển nuôi tôm chân trắng tại các tỉnh đông Nam Bộ và ĐBSCL. Đây là một quyết định đáp ứng nguyện vọng của nhiều người dân nuôi tôm muốn tận dụng thế mạnh của tôm chân trắng về tỷ suất đầu tư, về sức sống và khả năng đáp ứng thị trường quốc tế. Tôm chân trắng là một nguồn cung cấp nguyên liệu bổ sung khá tiềm năng cho chế biến trong những năm tới, mặc dù trước mắt năm 2008, sản lượng còn hạn chế.

Một tiềm năng khác góp phần không nhỏ vào sức tăng trưởng tương lai của xuất khẩu thuỷ sản là số lượng các nhà máy xây dựng mới tiếp tục tăng (nhất là nhà máy chế biến cá), đồng thời năng lực sản xuất và chế biến của các nhà máy hiện có không ngừng được nâng lên về qui mô và công nghệ.

Về khách quan, thủy sản Việt Nam đang được biết đến nhiều hơn trên thị trường quốc tế, đáp ứng tốt hơn về mặt chất lượng và sự phong phú về chủng loại. Hơn nữa, các doanh nghiệp luôn luôn chủ động và tích cực mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác thông quan công tác phát triển thị trường thực hiện có tổ chức và chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản cũng còn nhiều thách thức, trong đó chủ yếu là các hàng rào kỹ thuật mới từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày càng cao. Về phía các doanh nghiệp, công tác quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản còn nhiều điểm yếu và không nhất

quán. Điều này đã tạo cho doanh nghiệp sự ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước, chậm xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng quản lý doanh nghiệp theo ISO 9000, HACCP và ISO 14000.

Hơn nữa, ngành thuỷ sản Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và gia nhập WTO trong điều kiện thiếu môi trường kinh doanh ổn định, chưa có một hành lang pháp lý thuận lợi. Các chính sách, cơ chế, chỉ thị, nghị quyết để điều hành và quản lý các hoạt động của ngành thuỷ sản hay thay đổi, chưa theo sát những đòi hỏi của yêu cầu sản xuất, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong và ngoài nước. Các văn bản, chính sách còn thiếu đồng bộ, đôi lúc không rõ ràng và thậm chí có thể hiểu theo nhiều nghĩa khiến việc chấp hành chính sách Nhà nước của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Mặt khác, do chịu ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp ngành thuỷ sản rất thụ động với chính sách phát triển ngành, chậm đổi mới công nghệ, thiếu thông tin thị trường… nên việc tận dụng được các cơ hội kinh doanh là không nhiều. Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2010-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu, giá trị xuất khẩu của riêng thủy sản phải đạt tối thiểu 7 tỷ USD (gấp đôi năm 2007), đòi hỏi ngành thủy sản phải có những bước chuyển cơ bản trong tư duy phát triển kinh tế thủy sản bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 94 - 97)